Gia Đình Hiện Đại

SỨC KHỎE

5 chữ “KHÔNG” khi đi khám “phụ khoa” chị em phải đọc thuộc lòng để bảo vệ bản thân mình

Khám phụ khoa là việc làm rất cần thiết với phụ nữ để bảo đảm sức khỏe và khả năng sinh sản, bạn cần làm việc này định kỳ và nhớ rõ những điều sau:

5 chữ “không” dưới đây sẽ giúp bạn bảo đảm được quyền lợi của mình, có trải nghiệm tốt nhất và kết quả khám bệnh chính xác nhất khi khám phụ khoa.

1. Không nên khám phụ khoa khi:

– Đang trong kỳ nguyệt san, vì máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tốt nhất bạn nên đợi đến 3 ngày sau khi sạch kinh, và nên đi vào buổi sáng;

– Khi mới có quan hệ tình dục hoặc có sự thâm nhập vào âm đạo (chẳng hạn như dùng thuốc đặt) trong vòng 1-2 ngày;

– Khi có thực hiện thụt rửa, sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín trong vòng 24 giờ, vì việc làm này sẽ gây khó khăn cho việc xác định các dấu hiệu bất thường. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh bên ngoài như bình thường là được;

– Khi không có danh sách câu hỏi muốn hỏi. Việc này tuy không làm ảnh hưởng đến kết quả khám nhưng sẽ khiến bản thân bạn lúng túng và không được giải đáp đủ những điều cần biết. Và ngược lại, để được giải đáp đủ, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn câu trả lời cho một số câu hỏi cơ bản cần thiết của bác sỹ như ngày bắt đầu và kết thúc các chu kỳ của mình (3 chu kỳ gần nhất).

2. Không có sự chuẩn bị và lựa chọn phòng khám và bác sỹ uy tín, chất lượng. Việc làm này sẽ giảm thiểu nguy cơ bạn bị chẩn đoán sai, tiền mất tật mang, không chỉ thế còn có thể rơi vào nhiều tình huống không mong muốn.

(Ảnh: Internet)

3. Không biết quyền lợi của mình, chẳng hạn như:

– Bạn có quyền từ chối nếu bác sỹ chưa hỏi về tình hình bệnh tật của bạn, chưa có sự giải thích rõ ràng và nhận được sự đồng ý mà đã yêu cầu bạn nằm lên giường để kiểm tra bộ phận sinh dục ngay;

– Bạn có quyền từ chối cởi toàn bộ trang phục trong quá trình khám (khi khám nửa trên, bạn vẫn có thể mặc nguyên quần/váy, và ngược lại). Và để bảo đảm điều này, bản thân bạn cần có sự chuẩn bị trang phục phù hợp, nên chọn quần áo rời, đơn giản;

– Bạn có quyền nêu ý kiến và nguyện vọng nếu cảm thấy không thoải mái và xấu hổ trong quá trình khám;

– Bạn có quyền từ chối trả lời các câu hỏi mang tính riêng tư, tế nhị, thậm chí có quyền tố cáo nếu thấy bị xúc phạm và làm nhục.

4. Không vào phòng khám riêng với bác sỹ nam khi không có người thứ 3 – có thể là bác sỹ, y tá hoặc người thân. Việc yêu cầu thêm người thứ 3 trong trường hợp này không chỉ vì vấn đề tâm lý tế nhị mà thật sự còn là quy trình khám bệnh chuẩn của Bộ Y tế. Theo ThS. BS Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ & Trẻ em, Bộ Y tế, chia sẻ thêm, “Nếu một mình bác sĩ, không thể loay hoay vừa khám, vừa sát trùng rồi lại cầm vào băng gạc, lấy dụng cụ. Như chúng tôi, bao giờ cũng có cán bộ bên cạnh để hỗ trợ đưa dụng cụ, lấy mẫu xét nghiệm…”

(Ảnh: Internet)

5. Điều không cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, nghiêm trọng nhất đối với mọi phụ nữ là không đi khám phụ khoa. Dù nhiều người còn ngại ngùng nhưng các chuyên gia cho biết chúng ta cần phải bắt đầu đi khám phụ khoa trong tối đa 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi được 21 tuổi, tuỳ điều kiện nào đến trước. Đặc biệt bạn không chỉ cần khám mà còn cần khám thường xuyên hơn nếu:

– Tiền sử gia đình có bệnh ung thư;

– Có quan hệ tình dục không an toàn;

– Có bệnh lây qua đường tình dục;

– Có vấn đề bất thường như ra máu hoặc dịch âm đạo bất thường, đau nhiều trước và trong kỳ kinh, ngứa, đau bộ phận sinh dục…

– Có kết quả bất thường trong những lần khám trước.

Hãy chuẩn bị kỹ càng và đảm bảo đi khám định kỳ để được giải đáp những thắc mắc về chính cơ thể mình, xác định sớm các vấn đề, nếu có, để kịp thời được chữa trị hiệu quả, tránh để kéo dài thành những bệnh nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản bạn nhé!

Theo Trí thức trẻ

Thấy kiến bu quần CHÍP tưởng bệnh phụ khoa, hóa ra lại mắc chứng bệnh không có thuốc chữa

Khi phát hiện kiến bu quần lót, ban đầu em cứ nghĩ do mình không giặt liền nên kiến bu là chuyện bình thường. Cho đến khi chồng em phát hiện một hiện tượng lạ, lúc đó em mới hoảng hốt đi khám và phát hiện mình đã mắc chứng bệnh không thể nào chữa khỏi được.

do-chat-doc-vao-do-lot-vo-vi-nghi-ngoai-tinh

Lúc còn con gái dù chưa quan hệ tình dục lần nào nhưng em luôn bị ngứa âm đạo. Bệnh kéo dài đến 6 năm trời , đi tiểu thấy nóng rát và buốt nhất là khi hành kinh triệu chứng đó ngày càng nặng thêm. Lúc đó em có đi khám bệnh bác sĩ bảo em bị nấm âm đạo và cho thuốc đặt và rửa nên cũng ổn cho đến khi lập gia đình em không còn bị bệnh này nữa.

Khoảng nửa tháng trở lại đây em đi vệ sinh thì thấy có mùi nồng hơn mọi khi, mỗi lần đi xong em có dùng khăn giấy để thấm và vứt vào sọt rác bên cạnh. Mấy hôm trước thấy có kiến bò xung quanh hộp rác đựng giấy vệ sinh (mỗi ngày em dọn hộp rác một lần). Mấy lần giặt đồ em cũng phát hiện có khoảng chục con kiến bu quần lót, nghĩ đó là hiện tượng bình thường vì sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt hay do ăn nhiều đồ ngọt thì lượng đường trong nước tiểu cao hơn bình thường nên mới thế. Em cho rằng có thể do bệnh cũ tái phát nên chỉ mua thuốc về rửa và đặt để trị nấm âm đạo.

Nhưng gần đây mỗi khi gấp đồ em thấy quần lót có những vết thủng nhỏ li ti, cũng hơi nghi ngờ nên em đã theo dõi và phát hiện có gần chục con kiến nhỏ màu đen bu ở đáy quần lót. Em choáng quá kể với anh xã thì anh bảo có khi em bị tiểu đường.

Mấy ngày sau vợ chồng em sắp xếp công việc nghỉ làm 1 bữa để đi xét nghiệm máu. Đến phòng khám em có kể với bác sĩ về hiện tượng kiến bu vào quần lót như vậy thế là bác sĩ bảo cũng chẳng sao nhưng nếu muốn thì cứ xét nghiệm cho yên tâm, thế là mình xét nghiệm đường huyết. Cuối cùng lượng đường trong máu khoảng 300 mg/dl. Bác sĩ khẳng định em bị tiểu đường tuýp 2, bệnh này hoàn toàn không do di truyền mà do tự bản thân em mà ra.

Em lo quá các mẹ ạ, vì em định cuối năm nay có kế hoạch sinh con và sẽ thả cửa. Nghe nói bệnh này không nên có con, vì có con sẽ rất nguy hiểm.

Vì phụ nữ mắc đái tháo đường đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%. Do vậy, việc ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn.

Không lâu sau đó, sau nhiều lần bàn bạc vợ chồng em quyết định đi đến nhờ sự tư vấn của bác sĩ một lần nữa xem người mắc bệnh tiểu đường có thể có con được không thì bác sĩ khuyên, em nên để khoảng 3 năm nữa, song song đó là phải điều trị tích cực, ăn uống kiêng khem để cho lượng đường huyết ổn định thì hãy mang thai. Con em sẽ vẫn khỏe mạnh bình thường, nếu em kiểm soát tốt đường huyết trong lúc mang thai. Tuy nhiên, khi người mẹ hoặc bố mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ di truyền sang con là 15% trong tương lai nên phải hết sức cẩn trọng.

Trong giai đoạn mang thai em phải tuân thủ theo phát đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện đúng chế độ ăn uống được thiết lập riêng. Đồng thời em phải tiếp tục nhờ sự tư vấn dinh dưỡng khi mang thai để thay đổi chế độ ăn uống nếu cần thiết.

Theo tình hình chung là nhu cầu calo trong thời gian mang thai giữa các phụ nữ khác nhau và phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao, giai đoạn mang thai, tuổi tác ,mức độ hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cần thêm 300 calo so với tiêu chuẩn dù có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Khi nghe bác sĩ tư vấn như vậy em không biết mình có nên mang thai không nữa. Có con lỡ con bị di truyền thì tội con mà con phải trải qua bao nhiêu rắc rối. Không có thì buồn lắm, đôi khi còn đánh mất hạnh phúc gia đình.

Nguồn: http://www.webtretho.com/forum/f113/chong-phat-hien-quan-lot-vo-co-vet-la-tuong-bi-phu-khoa-hoa-ra-benh-khong-co-thuoc-chua-2275293/

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT