Mẹ bầu rất dễ sẩy thai trong 3 tháng đầu là do 10 nguyên nhân này
Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn thai kì vô cùng quan trọng vì lúc này thai nhi đang trong quá trình hình thành, chưa bám chắc vào tử cung nên rất dễ bị sảy. Vậy những nguyên nhân sảy thai trong 3 tháng đầu nào mà mẹ bầu cần lưu ý? Conlatatca sẽ cùng các mẹ tìm hiểu để có biện pháp bảo vệ bé yêu tốt nhất nhé.
Cổ tử cung bị mở
Khi người mẹ mang thai, cổ tử cung được đóng kín bằng một nút nhày và chỉ được mở ra vào ngày sinh nở. Nếu cổ tử cung bị yếu hoặc ngắn được gọi là suy cổ tử cung sẽ khiến nó mở ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu làm cho thai nhi khó giữ được.
Bất thường về nhiễm sắc thể
Những người mang thai ở độ tuổi ngoài 35 có nguy cơ cao về chứng bất thường nhiễm sắc thể. Đa phần số thai nhi trong trường hợp này (khoảng 85-90%) bị chết từ giai đoạn mới hình thành. Nếu thai giữ được thì đứa trẻ sinh ra thường mắc các bệnh về dị tật.
Các bệnh liên quan tới tử cung
Nếu mẹ bầu mắc các bệnh về tử cung như u xơ, u nang, dị tật bẩm sinh tử cung thì khi chúng phát triển đồng thời với bào thai sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần đi khám thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.
Các bệnh về tử cung khiến mẹ bầu dễ sảy thai trong 3 tháng đầu
Hội chứng Hughes
Còn gọi là hội chứng kháng phospholipid. Cơ thể mẹ bầu sản xuất kháng thể tương tác với protein trong máu làm xuất hiện các cục máu đông ở các bộ phận, bao gồm cả cơ quan sinh sản. Các cục máu này “tấn công” nhau thai khiến nó không bảo vệ được thai nhi. Để ngăn chặn hội chứng này, mẹ bầu cần tránh xa khói thuốc và thường xuyên tập thể dục giúp cho hoạt động cơ thể được nhịp nhàng.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường) thường gây ra nguy cơ sảy thai cao đối với mẹ bầu. Thai nhi bị ảnh hưởng xấu từ mẹ: thai dễ bị dị dạng, thai bị suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết.
Bệnh tuyến giáp
Các bệnh tuyến giáp thường xảy ra với những mẹ bầu thiếu iốt. Trong giai đoạn thai kì, tuyến giáp có vai trò thu nạp iốt để bảo đảm tiến độ sản xuất hormone giúp phát triển thai nhi, đặc biệt là não bộ. Khi người mẹ bị bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của thai nhi, làm thai nhi dễ sảy hay mắc các bệnh về trí não.
Bệnh tình dục, buồng trứng
Nếu mẹ bầu mắc các bệnh tình dục như lậu, herpep sinh dục, giang mai, nhiễm khuẩn âm đạo khiến số lượng vi khuẩn, virus tăng cao cũng có thể là nguyên nhân sảy thai trong 3 tháng đầu.
Ngoài ra, các bệnh về buồng trứng như u nang, u xơ mà mẹ mắc phải khi mang bầu cũng tác động tới thai nhi. Trong trường hợp biến chứng xoắn gây vỡ nang buồng trứng khiến sảy thai ở mẹ bầu.
Người gầy có tỉ lệ sảy thai cao hơn 72% so với người bình thường
Di chuyển nhiều
3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung nên mẹ rất cần cẩn thận trong việc đi lại hay leo cầu thang. Vận động quá mạnh và lao động vất vả khiến cho thai nhi khó bám vào tử cung.
Người mẹ quá gầy
Theo một nghiên cứu mới tại Anh, nếu người phụ nữ mang thai quá gầy (chỉ số BMI dưới 18.5) thì nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu tăng 72% so với người bình thường.
Bên cạnh đó người mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu hợp lý, không sử dụng các chất độc hại cho cơ thể như café, rượu, thuốc lá để thai nhi an toàn.
Tâm trạng căng thẳng
Trong thời gian thai kì, khi tâm trạng mẹ bầu bất ổn, căng thẳng sẽ gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, khiến mẹ bầu mất ngủ, lo lắng, bồn chồn làm tăng nguy cơ sảy thai. Đồng thời, những người mẹ bị stress, cơ thể sẽ tiết ra coticotrophin hormon cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và ôxi từ máu mẹ qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi.
Conlatatca.vn
7 loại thực phẩm gây SẢY THAI cực kỳ nguy hiểm các mẹ nhất định phải biết
Trong thai kỳ, bà bầu ăn nhiều rau củ quả sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi vì nó cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất tự nhiên.
Nhưng những loại rau quả dưới đây thì nên hạn chế đến mức tối đa, bởi chúng có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai, sinh non, nhất là những mẹ mang thai 3 tháng đầu.
1. Quả thơm (dứa)
Dứa có chứa bromelain – một chất làm mềm tử cung, thậm chí có thể làm hại đến bào thai, gây sẩy thai. Dứa không được khuyến khích dùng cho bà bầu 3 tháng đầu, nhưng rất tốt cho bà bầu sắp đến ngày dự sinh vì nó làm mềm tử cung và gây ra những cơn co thắt tử cung giúp mẹ có cuộc chuyển dạ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2. Đu đủ xanh
Có một nghịch lý là đu đủ chín rất tốt cho bà bầu nhưng đu đủ xanh lại nằm trong danh sách các trái “cấm”. Vì đu đủ xanh có chứa rất nhiều enzymes (trong mủ) có thể tạo nên các cơn co thắt tử cung, dễ gây sẩy thai. Hơn nữa, loại quả này còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Đó là lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh, nhất là 3 tháng đầu.
3. Khổ qua (mướp đắng)
Giàu vitamin B, C, axit folic, sắt, kẽm… khổ qua rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường khả năng miễn dịch nhưng loại quả này không tốt cho bà bầu vì vị đắng của khổ qua có thể gây kích thích tử cung dẫn đến co bóp gây sẩy thai, sinh non nhất là những mẹ mang thai 3 tháng đầu, người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc nạo phá nhiều lần.
4. Ngải cứu
Được biết đến là loại rau có tác dụng an thai, tuy nhiên nếu quá lạm dụng ngải cứu có thể gây tác dụng ngược. Ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ra máu nhiều, co thắt tử cung hậu quả dẫn đến sẩy thai, sinh non. Tuy vậy, nếu muốn, bà bầu có thể ăn ngải cứu 1 lần tuần, mỗi lần từ 3 – 5 ngọn là đủ.
5. Rau ngót
Tốt cho mẹ sau sinh vì giúp đẩy nhanh sản dịch và lợi sữa, nhưng rau ngót không tốt cho phụ nữ mang thai dù nó chứa nhiều vitamin A, sắt, mangan… Bà bầu nếu ăn, uống hơn 30g rau ngót tươi nguy cơ sẩy thai rất cao vì nó chứa papaverin gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non đặc biệt là những mẹ có tiền sử sẩy thai, sinh non nên hạn chế ăn loại rau này.
6. Rau chùm ngây
Mặc dù rau chùm ngây chứa lượng vitamin C gấp 7 lần quả cam, lượng canxi gấp 4 lần, lượng protein gấp 2 lần trong sữa, lượng vitamin A gấp 4 lần cà rốt, lượng chất sắt gấp 3 lần rau dấp cá, lượng kali gấp 3 lần chuối nhưng cũng như các loại rau quả trên, rau chùm ngây cũng được khuyến khích không dùng cho thai phụ. Bởi ngoài những vitamin và kháng chất trên, rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai.
7. Rau răm
Rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm dễ chịu tuy không phải là loại rau ăn chính, nhưng rất hay được người Việt ăn kèm rau sống, làm gỏi hay ăn cùng trứng vịt lộn. Bà bầu, nhất là bầu 3 tháng đầu lưu ý, ăn một vài lá rau răm thì không sao, nhưng nếu ăn quá nhiều dễ dẫn đến thiếu máu, gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sẩy thai đấy nhé!
Ngoài những loại rau quen thuộc kể trên, một số loại rau quả sau nếu ăn nhiều cũng dễ gây co thắt tử cung như rau sam, nhãn, táo mèo… bà bầu nên hạn chế ăn để có một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ.
theo webtretho