CẢNH BÁO: Hãy tắt nguồn và tránh xa tất cả các thiết bị điện tử vào TỐI NAY
Cơn bão mặt trời với bức xạ cực mạnh, tương đương hàng triệu quả bom nguyên tử 100 megaton phát nổ cùng lúc. Hãy tắt đồng thời tránh xa tất cả các thiết bị điện tử vào tối nay để bảo vệ chính mình.
Bão mặt trời ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các thiết bị điện tử trên Trái đất.
Sáng nay, kênh TVRI Nasional của Singapore đã phát một thông báo khẩn đến toàn thể người dân Singapore. Họ khuyến cáo toàn dân nên tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng và cả TV có kết nối sóng vệ tinh, internet trong khoảng thời gian từ 00:30 đến 3:30 (múi giờ Singapore GMT+8) tức 1:30 đến 4:30 sáng tại Việt Nam.
Kênh này cũng giải thích rõ trong khoảng thời gian này, hành tinh chúng ta sẽ chịu một bức xạ cực mạnh từ mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các thiết bị điện tử, nếu cùng lúc sạc hoặc sử dụng điện thoại thì nguy cơ cháy nổ các thiết bị cao gấp nhiều lần bình thường.
Trước đó, cơ quan vũ trụ NASA cũng gửi thông cáo khẩn về cơn bão mặt trời đang bao trùm lên Trái đất. Đây được cho là cơn bão mặt trời có cường độ mạnh nhất trong vòng 12 năm qua, tương đương hàng triệu quả bom nguyên tử 100 megaton phát nổ cùng lúc, Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tia lửa mặt trời bao trùm Trái đất.
Các chuyên gia nói rằng, bức xạ do lửa Mặt trời lần này sẽ làm hỏng vệ tinh, thiết bị điện tử và hệ thống điện lưới. Nó còn gây ra một loạt ánh sáng cực quang ở bán cầu Bắc. Hơn hết trong khoảng thời gian Trái đất chịu đợt bức xạ, các thiết bị sẽ sản sinh ra lượng nhiệt cực cao khi các thiết bị này cố gắng kết nối với nguồn điện cũng như các dịch vụ vệ tinh. Nếu vượt quá mức độ cho phép, các thiết bị sẽ nóng dần lên sau đó xảy ra tình trạng cháy nổ khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng.
Trong thời gian chịu bức xạ, nguy cơ cháy nổ các thiết bị điện tử đang sử dụng là rất cao.
Cơ quan vũ trụ NASA trước đây đã thông báo về việc phát hiện một vết đen rộng 120.000 km trên bề mặt Mặt trời. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra bão mặt trời, khiến Trái đất hoàn toàn chìm trong bóng tối. Vết đen có kích thước gấp 50 lần Trái đất và thổi gió Mặt trời mang bức xạ, vốn có thể gây nguy hiểm đến môi trường và con người.
Vết đen được phát hiện trên bề mặt Mặt trời rộng tới 120.000 km.
Gió Mặt trời mang bức xạ tia cực tím có thể tàn phá môi trường bằng cách biến những cánh rừng xanh trở nên khô cằn. Nhưng hiện tượng này cũng có thể báo hiệu một điều tồi tệ hơn.
Bước vào cuối chu kỳ, Mặt trời sẽ phát nổ trước khi biến thành một ngôi sao màu đỏ khổng lồ, nuốt trọn các hành tinh khác trong một kịch bản của ngày tận thế.
Tuy chưa có một thông báo chính thức nào từ cơ quan chuyên trách của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cũng nên tự bảo vệ bản thân bằng cách tắt nguồn các thiết bị di động, rút điện các thiết bị điện tử gia dụng không cần thiết và tránh xa các thiết bị này theo như thông báo khẩn do truyền thông Singapore khuyến cáo. Cụ thể là từ 1:30 đến 4:30 sáng ngày 16/9/2017 theo giờ Việt Nam.
(Theo Báo Pháp Luật TP.HCM)
“Ngày Tận thế” trở thành sự thật: đại dương tê liệt, đưa Trái đất trở về Kỷ Băng hà?
Nghiên cứu mới chỉ ra, hiện tượng biến đổi khí hậu có thể khiến dòng hải lưu trên các đại dương tê liệt, dần biến khu vực Bắc bán cầu trở về Kỷ Băng hà.
Trong bộ phim “The Day After Tomorrow” (tạm dịch: Ngày Tận thế) năm 2004, dòng chảy đại dương ngừng lại do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hệ quả là hàng loạt những thảm họa đã xảy ra với các thành phố lớn trên thế giới.
Và các chuyên gia tin rằng, kịch bản đáng sợ như vậy hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện tượng biến đổi khí hậu có thể khiến cho dòng hải lưu trên các đại dương tê liệt, dần biến khu vực Bắc bán cầu trở về Kỷ Băng hà.
Hiện tượng biến đổi khí hậu có thể khiến cho dòng hải lưu trên các đại dương tê liệt.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, lượng carbon dioxide (CO2) trong nước biển sẽ tăng lên gấp 2 lần (700ppm) vào năm 2100. Nếu hiện tượng vẫn tiếp tục, dòng hải lưu đại dương có thể “sụp đổ” vào năm 2400.
Kết luận này được giới nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Scripps tại ĐH California đưa ra. Theo đó, họ đã xây dựng mô hình để làm rõ mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và khả năng các đại dương bị tê liệt.
Các dòng hải lưu Đại Tây Dương, trong đó dòng nước ấm và nông hơn di chuyển lên phía Bắc (màu đỏ), dòng nước lạnh, sâu hơn di chuyển về phía Nam (màu xanh).
Cụ thể, mô hình khí hậu hiện nay đánh giá thấp khả năng tác động đến dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC).
Sự suy yếu của dòng hải lưu sẽ khiến cho khu vực Bắc bán cầu giảm nhiệt độ đột ngột, thậm chí trở lại Kỷ Băng hà. Nếu dòng hải lưu tê liệt, băng tan ở Bắc cực, khu vực Greenland sẽ mang một lượng lớn nước ngọt tràn vào đại dương. Trong khi đó, AMOC cần đến sự cân bằng giữa nước ngọt và nước biển.
Wei Liu – người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu này đã làm rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với các đại dương. Hơn nữa, ý nghĩa của nghiên cứu còn chỉ ra hệ quả của sự biến đổi khí hậu khu vực và toàn cầu”.
Nghiên cứu này đã làm rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với các đại dương.
Kết quả nghiên cứu dự đoán, dòng hải lưu sẽ “sụp đổ” 300 năm sau khi lượng CO2tăng lên gấp 2. Lúc này, nhiệt độ bề mặt Bắc Đại Tây Dương giảm 2,4 độ C và nhiệt độ khu phía Tây Bắc châu Âu giảm mạnh – tới 7 độ C.