Những trường hợp này mẹ bầu phải SINH MỔ để bảo toàn tính mạng cho con
Nếu gặp những trường hợp sau đây, bà bầu không nên sinh thường bởi có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
Vị trí thai nhi không thuận
Thông thường vị trí của thai nhi sẽ đầu quay xuống dưới trong những ngày cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cận ngày sinh, thai nhi vẫn không quay đầu hoặc ngôi thai quay ngang vì vậy không thể sinh thường mà phải sinh mổ.
Thai nhi quá lớn
Thai nhi với cân nặng quá lớn so với người mẹ có thể khó khăn khi sinh thường. Chính vì vậy, trong trường hợp này mẹ bầu thường được khuyên nên sinh mổ.
Bầu thai dị thường
Trong nhiều trường hợp, bầu thai có dấu hiệu dị thường, sớm tách khỏi tử cung mẹ bầu cũng nên sinh mổ.
Bà bầu cần đi khám thường xuyên trong suốt thai kì
Tiền sản giật
Nếu mẹ đã có tiền sử tiền sản giật ở lần sinh trước thì nên sinh mổ. Bởi tiền sản giật khiến huyết áp của mẹ tăng cao và nếu không được kiểm soát sẽ gây cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé.
Suy thai
Đến giờ cận sinh, các bác sĩ thường xuyên theo dõi huyết áp của mẹ, theo dõi cả nhịp tim, sự chuyển động của em bé. Nếu nhận thấy điều gì bất thường ở mẹ hoặc thai nhi, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Có dấu hiệu sinh non
Nếu trước 37 tuần, mẹ có dấu hiệu chuyển dạ hoặc ra nước ối thì cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra và làm theo chỉ thị của bác sĩ.
Sinh đôi, đa thai
Phụ nữ mang thai đôi, đa thường được chỉ định sinh mổ. Với những ca sinh đôi còn có thể đẻ thường nhưng khi mang bâu 3-4 thai thường được chỉ định đẻ mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Những vấn đề từ mẹ
– Mẹ bị u nang buồng trứng
– Mẹ bị u xơ tử cung
– Mẹ bị tiểu đường, bệnh thận…
– Đã từng mổ lấy thai
Từng có thai bị chết lưu hoặc sẩy thai
Nếu trường hợp mẹ khó mang thai, bị sẩy thai nhiều lần hoặc đã từng có thai bị chết lưu… mẹ bầu nên đến khám thường xuyên để nghe theo chỉ thị của bác sĩ. Trong trường hợp này, mẹ bầu thường được chỉ định mổ sớm để đẩm bảo an toàn cho mẹ và con.
Mẹ bầu cao tuổi
Đối với phụ nữ quá 35 tuổi mà lần đầu sinh con, tùy tình trạng sức khỏe của mẹ, bác sĩ cũng khuyên nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Đã từng sinh mổ
Với các mẹ sinh con lần hai hoặc ba, nếu lần trước là sinh mổ, mẹ thường được chỉ định tương tự cho lần này. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian sinh con lần trước và lần sau cách nhau đủ xa để vết mổ hoàn toàn hồi phục và sức khỏe mẹ đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ để chỉ định sinh mổ hoặc chờ theo dõi xem mẹ có đủ sức vượt cạn tự nhiên hay không. Đa số các mẹ sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ lần sau.
Cổ tử cung không thể mở
Trong nhiều trường hợp, mức độ co rút tử cung của mẹ yếu, cổ tử cung không thể giãn nở đủ để bé đi ra nên sẽ phải sinh mổ.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần làm theo ý kiến chỉ thị của bác sĩ.
Theo Gia đình Việt Nam
XEM THÊM: Nỗi ÁM ẢNH của mọi phụ nữ SINH THƯỜNG – Cắt tầng sinh môn
100% sản phụ sinh thường thì có đến 90% sản phụ bị rạch tầng sinh môn
100% sản phụ sinh thường thì có đến 90% sản phụ bị rạch tầng sinh môn. Nghe rạch ghê vậy thôi chứ cũng không quá đáng sợ như nhiều mẹ tưởng tượng đâu. Hãy cùng xem những hình ảnh chân thực về quá trình này nhé:
Toàn bộ quá trình rạch tầng sinh môn ở sản phụ sinh thường
Cách tránh bị rạch tầng sinh môn
-Massage cho tầng sinh môn để giúp nó đàn hồi, co giãn tốt. Theo đó, tuần 32 của thai kỳ nên bắt đầu massage 5 phút/ngày
Rạch tầng sinh môn có đau không?
Do việc sinh môn bị rạch khi các mẹ đã ở đỉnh điểm cơn đau đẻ rồi nên cũng khó cảm nhận được chính xác cơn đau. Và sau khi sinh xong bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn cho chúng ta, thường mất khoảng 10 phút
Cách chăm sóc tầng sinh môn bị rạch sau sinh của em
– Để vết thương mau lành và tránh nhiễm trùng, trước nhất các mẹ nên nhớ là phải mặc đồ lót thông thoáng, sạch sẽ nha. Nên dùng quần lót dùng 1 lần rồi bỏ , hoặc nếu không dùng quần cotton để dễ thấm hút
– Thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần.
– Khi vệ sinh dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng không chà sát lên vết thương. Có thể dùng dung dịch nước muối pha loãng, hoặc nước trà xanh để vệ sinh vùng kín nhé! Lưu ý khi vệ sinh vết thương còn mới các mẹ nên tránh ngồi mạnh, ngồi xổm nhé mà nên ngồi lên bồn vệ sinh để rửa hàng ngày cho đỡ đau
– Sau khi đi tiêu tiểu nhớ dùng nước ấm rửa, sau đó dùng khăn giấy thấm khô rồi mới mang băng nha
– Trong sinh hoạt hàng ngày nên đi lại nhẹ nhàng để tránh động vết thương
– Ăn uống cố gắng uống nhiều nước ăn rau xanh, thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón nha, vì táo bón sẽ khiến tình trạng này thêm nặng và có nguy cơ nhiễm trùng á
– Cuối cùng, nên kiêng quan hệ vợ chồng từ 3 – 4 tháng là ít nhất nha, để cho vết thương mau lành mà tử cung hồi phục nữa.
Theo WTT