Gia Đình Hiện Đại

SỨC KHỎE

Phụ nữ thức khuya rất dễ dàng mắc 9 căn bệnh kinh khủng này

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng phụ nữ tiếp xúc quá lâu với ánh đèn nhân tạo do thức khuya có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường

Ung thư vú, béo phì, viêm nhiễm phụ khoa, giảm trí nhớ… là những căn bệnh mà phụ nữ thức khuya rất dễ mắc phải.

1. Thức khuya dễ bị ung thư vú

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng phụ nữ tiếp xúc quá lâu với ánh đèn nhân tạo do thức khuya có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do hormone melatonin giảm đi khi có ánh sáng. Làm ức chế hormone nữ estrogen, không có melatonin thì estrogen tăng lên, đồng nghĩa với các tế bào ở tuyến vú cũng tăng lên.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng phụ nữ tiếp xúc quá lâu với ánh đèn nhân tạo do thức khuya có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường.
2. Thức khuya dễ bị suy giảm miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể thiếu ngủ, số lượng bạch huyết cầu giảm xuống và các protein cytokines gây viêm tăng lên, khiến bạn dễ cảm cúm và ốm vặt.

Không chỉ vậy, thức khuya còn khiến bạn dễ mắc bệnh về tim. Khoa học đã chứng minh protein CRP, một loại protein có vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh tim, tăng lên khi bạn ngủ dưới 6 tiếng.

3. Thức khuya gây béo phì

Thức khuya sẽ làm rối loạn hai loại hormone leptin (hormone no) và ghrelin (hormone đói), hai hormone chịu trách nhiệm về sự thèm ăn của cơ thể. Khi thức quá khuya, lượng leptin trong cơ thể giảm và ghrelin tăng lên, báo hiệu cho não rằng bạn đang đói, kết quả là tăng cân do ăn khuya mà không đốt cháy năng lượng.

4. U xơ cổ tử cung

Cuộc sống và công việc không có quy luật, môi trường và cách sống thiếu lành mạnh, cùng với việc giảm béo bừa bãi, khiến quá trình bài tiết hoóc-môn trong cơ thể bị rối loạn. Đó chính là nguyên nhânquan trọng dẫn đến chứng u xơ cổ tử cung.

Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như: kỳ kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện …; tức là bạn cần đến gặp bác sỹ để chẩn đoán ngay, tránh để bệnh phát triển nặng thêm.

5. Kinh nguyệt không đều

Dậy thì sớm, lạc nội mạc tử cung, cuộc sống nhiều áp lực, quá trình bài tiết hoóc-môn nữ bị rối loạn; hay việc thường xuyên ngồi điều hoà, thói quen ăn uống không điều độ… đều có khả năng khiến kinh nguyệt không đều. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài, bạn cần đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân chữa trị. Kinh nguyệt ra quá nhiều thường do rối loạn hoóc-môn.

6. Thức khuya bị lão hóa nhanh

Các nghiên cứu đã cho thấy những ai bị thiếu ngủ thường có da nhăn nheo, thiếu đàn hồi hơn những người ngủ đủ giấc. Thức quá khuya khiến da bạn phải bỏ qua quá trình lưu thông máu, bóc tách và tái chế các tế bào da và làm bạn gái già đi trông thấy.

7. Thức khuya suy giảm trí nhớ

Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.

Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi.

8. Thức khuya dễ bị viêm nhiễm phụ khoa

Thức đêm nhiều làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, dẫn đến môi trường trong âm đạo bị khô, hậu quả là dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Các loại bệnh viêm nhiễm dễ gặp là: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ. Khi mắc các loại bệnh này, nữ giới sẽ thấy khí hư ra nhiều, vùng kín bị ẩm ướt, khó chịu, sắc tố da kém, gây khó chịu trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

9. Thính giác kém

Thiếu ngủ khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác. Như vậy, nếu thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến điếc tai.

Theo Phunutoday

6 dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung GIAI ĐOẠN CUỐI

Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong tương đối cao trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới, đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Đây là căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung (bộ phận nối tử cung và âm đạo của phụ nữ). Nó thường gây ra bởi HPV hoặc virut papillomavirus, virut này có thể lây truyền qua đường quan hệ. Nhiễm HPV có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Bệnh có xu hướng hình thành ở tuổi trung niên, với 50% bệnh nhân được chẩn đoán thuộc độ tuổi 35-55 và hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi dưới 20.

Ngày nay, ung thư cổ tử cung đang trở thành nỗi lo lắng của hầu hết phụ nữ. Do đó việc nắm rõ dấu hiệu nhận biết có thể phòng tránh được căn bệnh này.

1. Chảy máu âm đạo bất thường

Ảnh Internet

Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Vì vậy nếu nhận thấy mình có hiện tượng này thì bạn cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Điều này có thể bao gồm chảy máu sau khi mãn kinh, giữa chu kì kinh nguyệt, sau khi quan hệ hoặc thậm chí ngay sau khi khám vùng chậu.

2. Dịch âm đạo bất thường

Ảnh Internet

Dịch âm đạo nếu có màu trong hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và thường xuất hiện trong những ngày rụng trứng giữa chu kì kinh nguyệt. Trong trường hợp dịch âm đạo tăng bất thường, màu sắc lạ (có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu…kèm với theo máu thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi dịch tiết âm đạo thay đổi có thể là do tình trạng thay đổi hormone gây ra mà sự xuất hiện của các tế bào ung thư có thể dẫn đến thay đổi hormone.

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường mà không không hẳn là bệnh ung thư. Vì vậy, nên đi khám để chắc chắn bạn không bị ung thư cổ tử cung.

3. Đau vùng chậu

Ảnh Internet

Đau vùng chậu có thể là một dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi đang diễn ra trong cơ thể bạn. Bình thường cơn đau ở vùng chậu có thể là do chị em tới ngày kinh nguyệt rồi bị chuột rút, thế nhưng nếu những ngày bình thường mà cũng bị như vậy thì cần phải chú ý. Khi đó, mọi người cần tới bác sĩ để có thể được chuẩn đoán một cách chắc chắn nhất về bệnh.

4. Đi tiểu khó khăn

Ảnh Internet

Khó đi tiểu cũng có nghĩa là một bệnh nhiễm trùng hoặc ung thư đang phát triển trong cơ thể bạn.

Giống như đau vùng chậu, triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn giữa một số bệnh nhưng khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau thì nên đi khám ngay lập tức. Nếu đúng là ung thư cổ tử cung thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.

5. Sưng và đau ở một hoặc cả 2 chân

Ảnh Internet

Vì ung thư cổ tử cung có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể ở giai đoạn sau nên điều quan trọng là bạn cần phải chú ý đến các bộ phận khác của cơ thể chứ không chỉ riêng ở vùng xương chậu.

Khi các khối ung thư ép vào thành khung chậu, nó có thể dẫn đến một số triệu chứng như đau bụng, đau lưng và thậm chí là đau chân.

6. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Ảnh Internet

Đây là một triệu chứng khác của bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sau.

Theo các chuyên gia, cơ thể chúng ta sản xuất ra các loại protein nhỏ được gọi là cytokine để chống nhiễm trùng. Các protein này cũng tích cực phá vỡ chất béo, gây ra sự giảm cân nhanh chóng cho dù bạn có thay đổi chế độ ăn uống hay không.

Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tư cung thường không rõ ràng cho đến khi khối ung thư bắt đầu hình thành trong các mô. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe các triệu chứng cơ thể. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, nên đi khám để được phát hiện và điều trị sớm.

Theo Evavn

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT