Thật KỲ DIỆU khi xem CẬN CẢNH quá trình hình thành GIỚI TÍNH “em bé” trong bụng mẹ
Cơ quan sinh dục của bé trai và bé gái có cấu trúc giống hệt nhau trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ và chỉ phát triển khác biệt từ tuần thai thứ 9.
Giới tính của trẻ hình thành chính xác tại thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau, nhưng cần một thời gian dài sau đó để bộ phận sinh dục ngoài phát triển tương ứng với nhiễm sắc thể giới tính. Khi bộ phận này phát triển hoàn chỉnh, giới tính thai nhi có thể nhìn thấy bằng phương pháp siêu âm.
Ở người, giới tính được quyết định bởi cặp nhiễm sắc thể số 23. Nữ giới mang hai nhiễm sắc thể X (XX), trong khi nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY). Một người phụ nữ trưởng thành sẽ sản sinh ra trứng, mỗi trứng mang một nhiễm sắc thể X; một người đàn ông trưởng thành sẽ tạo ra tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X hoặc Y. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, nhiễm sắc thể của tinh trùng sẽ quyết định giới tính của đứa trẻ. Điều đó có nghĩa là giới tính của trẻ đã được xác định trước khi phát triển thành một bào thai.
Trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài của bé trai và bé gái có cấu trúc giống hệt nhau. Lúc này, hai cơ quan sinh dục cùng tồn tại bên trong thai nhi; một cơ quan có thể phát triển thành cơ quan sinh dục nữ (ống Müllerian) và cơ quan còn lại có thể phát triển thành cơ quan sinh dục nam (ống Wolffian).
Ở tuần thứ 6, phôi thai dài 12mm, cơ quan sinh dục là một chồi nhỏ.
Ở khoảng tuần thai thứ 7, cơ quan sinh dục bên trong của trẻ – như buồng trứng và tinh hoàn – bắt đầu được tạo thành trong ổ bụng. Việc cơ quan sinh dục nam hay nữ phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y, nội tiết tố nam testosterone và nội tiết tố AMH (anti- Müllerian hormone).
Nếu phôi thai mang nhiễm sắc thể của nữ (XX), testosterone không tồn tại, ống Wolffian sẽ thoái hóa, và ống Müllerian sẽ phát triển thành cơ quan sinh dục nữ. Âm vật của nữ chính là phần còn lại của ống Wolffian. Vì thế, giới tính nữ được gọi là “giới tính mặc định” của con người. Tuyến sinh dục phát triển thành cơ quan sinh dục nữ bao gồm buồng trứng, tử cung, cổ tử cung và ống dẫn trứng. Âm đạo được hình thành, môi phát triển và củ sinh dục trở thành âm vật.
Cơ quan sinh dục trong bé gái.
Ngược lại nếu phôi thai mang nhiễm sắc thể của nam (XY), gen biệt hóa tinh hoàn SRY – một đoạn gen chứa yếu tố biệt hóa tinh hoàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y – tác động đến tuyến sinh dục hình thành nên tinh hoàn, tạo ra môi trường hormone nam. Testosterone sẽ được tiết ra kích thích ống Wolffian phát triển thành cơ quan sinh dục nam bao gồm mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và túi tinh; đồng thời nội tiết tố AMH cản trở sự phát triển của cấu trúc cơ quan sinh dục nữ.
Cơ quan sinh dục trong của bé trai.
Trường hợp phôi thai chứa một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y nhưng nội tiết tố nam testoteron hoặc AMH không được sản sinh ra sẽ dẫn đến hiện tượng liên giới tính (intersex) bởi phôi thai có cả cơ quan sinh dục của nam và nữ. Xác suất xảy ra hiện tượng này là khoảng 1/2000.
Ở giai đoạn này, bộ phận sinh dục ngoài của bé trai và bé gái có hình dạng giống nhau và chỉ phát triển khác biệt từ tuần thai thứ 9.
Phôi thai 9 tuần tuổi, dài 46mm, cơ quan sinh dục của bé trai và bé gái có hình dạng giống nhau.
Ở bé gái, bộ phận sinh dục ngoài phát triển bởi không có gen biệt hóa tinh hoàn SRY và nhờ sự có mặt của estrogen cùng một vài loại nội tiết tố nữ khác. Một củ sinh dục xuất hiện giữa vùng mô của hai chân và phát triển thành âm vật. Trong khi đó, hai nếp gấp niệu sinh dục nằm ở hai bên âm vật sẽ chia tách để hình thành môi nhỏ (môi trong) khiến âm đạo mở ra. Nếp gấp này nối với nhau ở mặt dưới tạo nên vùng chậu. Nếp gấp labioscrotal tiếp tục phát triển và phồng to để tạo thành môi lớn (môi ngoài). Khi thai nhi được 22 tuần, buồng trứng phát triển hoàn chỉnh và di chuyển từ ổ bụng xuống tử cung. Lúc này, buồng trứng chứa khoảng 6 triệu trứng; số lượng trứng giảm xuống còn khoảng 1 – 2 triệu trứng khi bé gái chào đời và chỉ còn khoảng 300.000 – 400.000 trứng khi đến tuổi dậy thì.
Ở bé trai, bộ phận sinh dục ngoài phụ thuộc vào nội tiết tố sinh dục nam DHT (dihydroterstoterone) được tinh hoàn sản sinh ra. Củ sinh dục phát triển thành dương vật và dài ra từ tuần thai thứ 12. Bao quy đầu được hình thành. Hai nếp gấp niệu sinh dục bắt đầu di chuyển gần vào nhau hình thành phần thân của dương vật. Nếp gấp labioscrotal gặp nhau tạo thành túi bìu chứa tinh hoàn; đường nối giữa hai nếp gấp này tạo thành đường Raphe. Đến tuần thai thứ 22, tinh hoàn được tạo thành trong ổ bụng và chứa tinh trùng chưa trưởng thành. Sau đó, tinh hoàn sẽ di chuyển vĩnh viễn xuống bìu vào khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ, hoặc cũng có thể sau khi bé trai chào đời.
Cơ quan sinh dục của bé trai được 11 tuần thai.
Nếu mẹ bầu muốn biết thai nhi là bé trai hay bé gái thì phải đợi đến khi thai nhi được ít nhất 17 tuần tuổi. Khi đó, bộ phận sinh dục của thai nhi mặc dù chưa phát triển hoàn chỉnh nhưng đã đủ lớn để có thể nhìn thấy rõ bằng siêu âm. Nếu tư thế nằm của thai nhi cản trở việc xác định cơ quan sinh dục bằng siêu âm, mẹ bầu sẽ chỉ biết được giới tính của trẻ đến khi đứa trẻ chào đời.
Độ chính xác của phương pháp siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tư thế nằm của thai nhi, hàm lượng nước ối và độ dày của thành bụng.
Thủy Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm: 9 mốc phát triển quan trọng của thai nhi cần mẹ bầu đặc biệt chú ý, bồi dưỡng nhất để con sinh ra thông minh hơn người, tránh được dị dạng, dị tật bẩm sinh
Điều quan tâm của hầu hết các mẹ bầu là tò mò muốn biết sự phát triển của thai nhi bên trong t.ử c.u.n.g. Những câu hỏi phổ biến nhất có thể kể tới là em bé đã được bao nhiêu cân? Tuần này bé đã biết làm gì? Thai nhi có mở mắt không?… Thực tế thì có rất nhiều sự kiến thú vị mà mẹ không hề biết về em bé trong bụng. Mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những thay đổi khác biệt mà bác sĩ không hề nói với mẹ.
Dưới đây là 9 mốc phát triển quan trọng của bé và chắc chắn khi biết những thông tin này, mẹ sẽ vô cùng thích thú và vui s.ư.ớ.ng.
Tuần thứ 8: Tai và mắt hình thành
Nếu như tim thai hình thành ngay từ tuần thứ 6 thì phải đến tuần thứ 8, mắt và đôi tai của em bé mới được hình thành và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này, chiều dài từ đầu tới mông của bé chỉ khoảng 2cm và khuôn mặt cũng bắt đầu hình thành.
Nếu như tim thai hình thành ngay từ tuần thứ 6 thì phải đến tuần thứ 8, mắt và đôi tai của em bé mới được hình thành và bắt đầu phát triển. (ảnh minh họa)
Tuần thứ 12: Cơ thể khá hoàn thiện
Lúc này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi mới chỉ khoảng 5cm nhưng hầu hết các cơ quan chính trong cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm cả ngón tay với móng tay, ngón chân và nhiều bộ phận khác.
Sau tuần 12: Bộ phận sinh dục được hình thành
Bộ phận sinh dục của thai nhi được hình thành từ tuần thứ 9 tuy nhiên phải đến tuần thứ 12 thai kỳ mới chính thức phân biệt được bộ phận sinh dục nam hay nữ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng vô cùng thú vị với bất cứ mẹ bầu nào.
Tuần thứ 20: Chiều dài của em bé bằng ½ khi ra đời
Vào tuần thứ 20 thai kỳ, chiều dài từ đỉnh đầu tới chân thai nhi sẽ bằng ½ chiều dài khi chào đời. Theo ước tính, chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông thai nhi ở tuần này khoảng 18cm và em bé cũng bắt đầu đạp, huých, nhào lộn mạnh mẽ trong t.ử c.u.n.g. Vào tuần thai này, lông mày của bé đã phát triển rõ rệt và móng tay cũng lớn rất nhanh.
Tuần thứ 24: Em bé nghe được âm thành từ bên ngoài
Ở tuần 24 thai kỳ, thai nhi đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài t.ử c.u.n.g, đặc biệt là giọng nói của mẹ và đáp trả lại. Khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hình thành hoàn thiện. Những lớp da còn mỏng và khá nhăn nheo đang được bảo vệ bởi một lớp lông tơ.
Ở tuần 24 thai kỳ, thai nhi đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài t.ử c.u.n.g, đặc biệt là giọng nói của mẹ và đáp trả lại. (ảnh minh họa)
27 tuần: Thai nhi tập thở
Thai nhi bắt đầu học những nhịp thở đầu tiên ở khoảng tuần thứ 27 dù phổi của bé vẫn chứa đầy nước và không hề hít oxy. Tuy nhiên vào tuần thai này, phổi của bé đã phát triển ổn định.
Tuần thứ 28: Cảm nhận mùi vị
Đến tuần thứ 28 thai kỳ, các giác quan của bé đã phát triển đầy đủ và bé hoàn toàn có thể cảm nhận được mùi vị mẹ hít thở hoặc những thức ăn mà mẹ ăn vào cơ thể.
Tuần thứ 32: Em bé mở mắt
Vào khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, em bé sẽ mở mắt trong bụng mẹ và thường có dấu hiệu quay đầu xuống dưới t.ử c.u.n.g để sẵn sàng chào đời. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận rất rõ rệt những chuyển động, những cú đạp, xoay người của bé. Chiều dài của bé sẽ đạt khoảng 35-38cm tính từ đầu đến mông và 44-55cm tính từ đỉnh đầu đến chân.
Tuần thứ 40: Thai nhi chào đời
Vậy là em bé đã có 9 th.á.n.g phát triển hoàn hảo trong bụng mẹ. Đã đến lúc mẹ hân hoan chào đón con yêu cất tiếng khóc chào đời rồi. Thông thường, chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh khi vừa chào đời là 2,5-3,5kg. Mẹ hãy sẵn sàng mọi thứ để đón con yêu bất cứ lúc nào nhé!
Theo WTT
Nguy cơ thai nhi bị tổn thương não ở thời kỳ cuối mang thai mẹ nào cũng phải biết
Những bất thường liên quan tới dây rốn – mạch sống của thai nhi khi còn trong bụng mẹ rất có thể khiến ca sinh nở gặp nhiều vấn đề.
Khi thai nhi phát triển trong tử cung, dây rốn hoạt động như mạch sống – mang đến cho trẻ oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Nhưng mối liên hệ quan trọng này cũng có thể gây ra những mối đe dọa trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Dưới đây là một số mối nguy hiểm của các bác sĩ y khoa thường chú ý với bà bầu khi họ chuẩn bị để sinh con.
Sa dây rốn
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Tình trạng này rất nguy hiểm vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo nên việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy.
Vì vậy nếu mẹ thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao do bác sĩ cảnh báo thì nên thường xuyên thăm khám để được phát hiện.
Dây rốn quấn cổ
Thông thường dây rốn nằm tự do lơ lửng phía trên thai nhi, tuy nhiên ở vào một vài trường hợp không may khi chuyển động trong bụng mẹ dây rốn quấn cổ thai nhi. Rất nhiều trường hợp dây rốn quấn quanh cổ em bé một, hai hoặc thậm chí ba, bốn vòng. Điều này khiến bé không thể nhận tốt nguồn oxi cũng như chất dinh dưỡng từ nhau thai của người mẹ, khiến quá trình thực hiện bài tiết ra nhau thai qua dây rốn chậm chạp và khó khăn hơn, nguy hiểm hơn là có thể khiến thai nhi bị tử vong bất cứ lúc nào.
Mặc dù không có gì có thể làm được để ngăn chặn điều này nhưng Tiến sĩ Michele Hakakha tin rằng không phải lo lắng gì. Một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, số khác tồn tại cho đến lúc sinh. Chỉ một vài trường hợp rất dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé nhưng rất hiếm gặp. Để biết thai nhi có ổn hay không, có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn”.
Xoắn dây rốn
Nếu bé con của bạn thích đá hoặc nhào lộn trong bụng mẹ, rất dễ gây ra tình trạng xoắn dây rốn. Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn.
Theo What To Expect, trẻ sơ sinh có dây rốn dài thường có nguy cơ cao bị xoắn dây rốn. Tuy nhiên chỉ 1 trong số 2000 trẻ sơ sinh bị xoắn dây rốn thực sự có thể gây ra vấn đề khi mẹ chuyển dạ.
Dây rốn quá ngắn
Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng và máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ.
Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. (ảnh minh họa)
Dây rốn quá dài
Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường.