Gia Đình Hiện Đại

Bà bầu

Từ trong bụng, thai nhi RẤT SỢ mẹ làm những việc này!

Để con yêu phát triển tốt nhất ngay từ trong tử cung, mẹ cần lưu ý tránh những việc dưới đây.

Mẹ tiếp xúc với nhiệt độ cao

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh mẹ tắm nước quá nóng, tắm hơi, xông hơi hoặc làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao, thời tiết nóng khắc nghiệt… có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là có thể khiến thai nhi bị dị tật, nhẹ cân.

Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên khi mang bầu, chị em không nên tắm hơi, với nước ấm mẹ cũng chỉ nên tắm ở mức nhiệt dưới 32 độ C và tránh để cơ thể nóng lên bất ngờ.

s1

Mẹ không nên để cơ thể nóng lên đột ngột, sẽ nguy hiểm cho thai nhi. (ảnh minh họa)

Mẹ tự tiện uống thuốc

Việc tự tiện uống những loại thuốc giảm đau, kích thích ăn uống, thuốc chữa trị bệnh nguy hiểm mà chưa có sự cho phép của bác sĩ là vô cùng nguy hiểm đặc biệt là khi mẹ đang mang bầu. Những loại thuốc này có thể vô tình gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi hoặc khiến mẹ bị sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân.

Mẹ hút thuốc, uống rượu

Bất kể là tháng thứ 1, tháng thứ 3 hay tháng thứ 9 thai kỳ thì các chuyên gia luôn khuyên bà bầu không được uống rượu, hút thuốc lá, thậm chí là ngửi mùi khói thuốc lá. Uống rượu, hút thuốc trong thai kỳ đã được chứng minh có thể gây ra chứng sảy thai, sinh non, thần kinh bất thường, tổn thương trí nhớ và thai nhi chậm tăng cân trong bụng mẹ.

Mẹ thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn

Ngay từ tháng thứ 4 thai kỳ, em bé đã có thể nghe được âm thanh từ nhịp tim mẹ hay cả giọng nói của mẹ. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nghe nhạc nhẹ nhàng, thường xuyên nói chuyện với con nhưng cần tránh môi trường quá ồn áo với những tiếng động lớn vì đây là thời kỳ thai nhi hình thành thính lực, cần đặc biệt chú ý.

s2

Căng thẳng không hề tốt cho thai kỳ. (ảnh minh họa)

Mẹ ăn uống không đủ dinh dưỡng

Ăn uống trong quá trình mang bầu là vô cùng quan trọng. Bất cứ thực phẩm nào mẹ ăn vào đều qua nhau thai, dây rốn và chuyển đến em bé. Vì vậy mẹ cần chọn chế độ ăn uống lành mạnh và đặc biệt là nạp đủ dinh dưỡng để con yêu phát triển tốt nhất.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu trong thai kỳ mẹ không ăn uống đủ canxi thì em bé sẽ lấy canxi từ cơ thể người mẹ, vì vậy người mẹ rất dễ đối mặt với nguy cơ loãng xương sau này.

Mẹ thường xuyên căng thẳng

Nếu bà bầu có áp lực quá lớn hoặc tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí có những nghiên cứu đã chỉ ra việc bà bầu thường xuyên căng thẳng còn tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì vậy, các bà bầu hãy cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái, tránh hết sức gây bất cứ tổn hại nào cho thai nhi.

Mẹ làm việc quá sức

Làm việc quá sức không chỉ khiến cơ thể kiệt sức mà còn làm mẹ bầu căng thẳng, mệt mỏi và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến em bé trong bụng. Mẹ làm việc quá sức còn làm tăng nguy cơ bị đau lưng, sưng phù chân tay, huyết áp cao – những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ.

Đặc biệt là khi bụng bầu đã quá lớn thì mẹ cần chú ý giảm tải thời gian làm việc, cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể thoải mái nhất.

Nguồn: Khám Phá

Nhật ký đáng yêu của thai nhi trong bụng mẹ

Ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, là chừng ấy thời gian con biết mẹ ngày đêm tò mò thắc mắc không biết con đã lớn bằng chừng nào rồi. Cuộc sống thai nhi trong bụng mẹ như thế này!

Ngày thứ 6 của thai kỳ: Các phôi được cấy vào tử cung ở giai đoạn này, con đang được thành hình trong bụng mẹ rồi ạ. Chào ba chào mẹ ạ!

Tuần thứ 3 của thai kỳ: Nhịp tim của con bắt đầu hình thành ở mức ban sơ: đó là sự hình thành của dòng máu. Mặc dù cha mẹ sinh ra con nhưng không hẳn con sẽ cùng nhóm máu với cha mẹ. Thường thì cha mẹ cùng nhóm máu sẽ sinh con đồng nhóm máu, nhưng cha mẹ khác nhóm máu thì có thể con sẽ không cùng nhóm máu với cha/mẹ đâu ạ. Đây cũng là thời gian con hình thành cột sống và ống thần kinh trung ương. Các cơ quan khác như gan, thận và ruột cũng đang hình thành. Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung acid folic từ rất sớm để hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho con đấy!

Tuần thứ 4 của thai kỳ: Mẹ biết không, con đã lớn gấp 10.000 lần kích thước của trứng khi được thụ tinh. Nói thế thôi, chứ con vẫn bé như hạt đậu. Từ lúc này, con bắt đầu phát triển và dễ bị tổn thương bởi các tác động vào sự can thiệp nên mẹ chú ý bảo vệ con thật an toàn nhé!

Tuần thứ 5 của thai kỳ: Tay và chân con bắt đầu phát triển. Lúc này mẹ nên bổ sung canxi để cung cấp thêm cho con phát triển xương và cũng để mẹ đỡ bị nhức mỏi người.

Tuần thứ 6 của thai kỳ: Sóng não của con có thể được phát hiện. Môi, miệng và móng tay con cũng phát triển rồi. Lúc này con bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai; nếu nhìn thấy con lúc này mẹ sẽ thấy con giống như… con nòng nọc với chiếc đầu to và thân hình cong, có đuôi… Mẹ đã có thể lắng nghe nhịp tim của con (khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn). Nhịp tim là cách con báo với mẹ rằng con đang phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Tuần thứ 7 của thai kỳ: Lúc này con đã rất hiếu động rồi, dù mẹ không cảm nhận được nhưng ở trong túi ối, con đang tích cực bơi lội và đá, búng. Mí mắt, ngón chân và mũi của con có thể được nhìn thấy chứ không phải những đốm sẫm như ở tuần thứ 6 nữa.

Tuần thứ 8 của thai kỳ: Mẹ biết không, lúc này con dài khoảng 1,5 cm rồi đấy, con đã có mí mắt, mũi và đôi tai đàng hoàng rồi nha. Các xương sụn của con bắt đầu được thay thế, con sẽ cứng cáp hơn và cao lớn hơn. Mẹ thấy không, đôi tay và bàn chân con cũng đang được hình thành, các ngón tay và chân phát triển dài và dễ thấy rõ hơn. Đặc biệt, con có thể nghe thấy những thanh âm ồn ào ngoài bụng mẹ rồi đấy, mẹ có thể cho con nghe nhạc rồi. À, mẹ đừng quên uống canxi hàng ngày để tay chân con cứng cáp, chân dài như siêu mẫu nha!

Tuần thứ 9-10 của thai kỳ: Mẹ ạ, con đang tích cực phát triển. Mặc dù mãi 6 tháng sau sinh con mới mọc răng nhưng từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ là mầm răng con đã có rồi nhé, tức là hàm đã hình thành. Các móng tay và đốt ngón tay con cũng rõ ràng hơn. Con có thể quay đầu và con có thể cau mày rồi đấy!

nhat-ky-dang-yeu-cua-thai-nhi-trong-bung-me

Tuần thứ 10-11 của thai kỳ: Ồ, lúc này thì con có thể hít thở từ nước ối; con cũng biết đi tiểu rồi mẹ ạ. Ở tuần thứ 11, con đã có thể nắm bàn tay lại và như thể muốn cầm nắm thứ gì đó. Các bộ phận trên cơ thể con bắt đầu hoạt động đúng chức năng. Cấu trúc xương và hệ thần kinh của con cũng đã ổn định.

Tuần thứ 12-14 của thai kỳ: Con đã dài khoảng 5 cm rồi mẹ ạ, và con bắt đầu cử động nhiều hơn. Con đã biết mút tay rồi đấy, và nếu như mẹ làm con đau, con có thể cảm nhận được, con đã biết đau rồi mẹ ạ, nên mẹ đừng bao giờ có ý định bỏ con nha. Dây thần kinh, cột sống và đồi thị của con cũng được thành lập. Lúc này, con đã biết con là con trai hay con gái rồi, vì cơ quan sinh sản bắt đầu trở nên rõ hơn, nhưng mẹ thì chưa nhìn thấy được đâu!

Tuần thứ 15 của thai kỳ: Vị giác của con phát triển như người lớn rồi ạ, và con bắt đầu cảm nhận được món nào ngon, món nào dở. Mẹ cố gắng ăn ngon miệng vào nhé, để con cũng cảm thấy ngon miệng như mẹ.

Tuần thứ 16 của thai kỳ: Lúc này con dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram rồi ạ. Lúc này, khi mẹ dùng tay sờ vào vùng bụng dưới mẹ sẽ thấy con ở ngay bên dưới rốn khoảng 4,5 cm. Mắt con đã có thể chớp, các ngón tay và ngón chân của con cũng đã có vân tay rồi mẹ ạ. Tim con cũng làm việc hăng say, mỗi ngày bơm khoảng 24 lít máu rồi đấy.

Tuần thứ 17-20 của thai kỳ: Mẹ ơi, con đã có những giấc mơ khi ngủ, con có thể nhận ra giọng nói của mẹ nên thỉnh thoảng mẹ thấy con đang yên đang lành lại đạp mạnh vào bụng mẹ một cái. Đó là do con phấn khích quá thôi, hoặc con nằm mơ thấy mẹ chẳng hạn. Lúc này con đã lớn và biết cảm nhận, mẹ mà bỏ con lúc này con sẽ vô cùng đau đớn và khổ sở. Mẹ cũng sẽ gặp nhiều rủi ro khi bỏ con đấy mẹ ạ. Đừng bỏ con nhé, con yêu mẹ nhiều lắm…

Thai 5-6 tháng: Mẹ ơi, phổi của con phát triển rồi này và con có thể thở qua chất dịch ối. Con ở trong đây cũng vui hơn vì con có thể nắm dây rốn, đá vào bụng mẹ. Tuyến mồ hôi cũng phát triển và có thể cả con và mẹ sẽ nóng nực hơn ở thời điểm này.

Thai 7-9 tháng: Ồ, thật tuyệt vời, con có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và ngửi được mùi, tức là các giác quan của con phát triển vượt trội rồi mẹ ạ. Trái tim của con rất khỏe mạnh: nó có thể bơm 300 lít máu mỗi ngày. Da dẻ con cũng hồng hào và căng hơn do chất béo được lưu trữ dưới da. Tất cả là nhờ mẹ đã chăm sóc con đấy! Một tuần trước khi sự ra đời, con sẽ không tăng trưởng nữa để có thể tự mình chui ra khỏi bụng mẹ. Con cũng quay đầu xuống dưới và vị trí đỉnh đầu nằm yên ở khoang chậu của mẹ. Bụng mẹ lúc này chật chội lắm mẹ ạ, và con thì sẵn sàng ra chào mẹ rồi đây!

Nguồn sưu tầm

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT