Gia Đình Hiện Đại

TIN TỨC

Tử vong sau đúng 48h nhập viện vì căn bệnh đang bùng phát vào mùa mưa lại còn dễ bị chẩn đoán nhầm

Ba em chết sau 48 giờ nhập viện vì căn bệnh đang bùng phát vào mùa mưa vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa, nguy hiểm lắm các chị ạ.

ghephinhchet

Từ một vết loét nhỏ, sau lần ngã vào vũng bùn bẩn khi đi xe máy trong lúc trời mưa mà chân ba em mới 50 tuổi đột nhiên sưng to, cơ thể suy nhược nhanh chóng, suy đa tạng chỉ sau 48 giờ nhập viện và đã mất ngay sau đó.

Nhà em ở 1 quận ngoài thành thành phố, mỗi ngày anh em em phải đi làm gần 20 cây số, cách đây 1 tháng vào 1 buổi chiêu mưa, ba em đi làm về thì mắt mưa. Đến đoạn cách nhà khoảng 3km, đường sá xuống cấp nghiêm trọng lắm, nhiều ổ voi, ổ trâu nếu đi không khéo bình thường rất dễ té.

Hôm ấy trời mưa rất to, ba em bị té ngã vào vũng nước bẩn ướt sũng cả người, về đến nhà em còn trêu ba làm gì mà sình bùn ghê vậy. Ba em chỉ cười, rồi đi tắm. Không ngờ đó là nụ cười sau cùng của ba.

Sáng hôm sau, chân ba bỗng nhiên sưng to, vết trầy xước (ba có tiền sử tiểu đường) ở chân lúc đầu chỉ bằng đầu đũa nghĩ không sao, sau 1 đêm vết loét , cơ thể ba suy kiệt nóng sốt đến nỗi phải nghĩ làm. Mấy ngày hôm sau vết sưng càng to và có mủ, lại lên cơn sốt, mẹ em cho ba uống thuốc, nhưng không hạ. Tối đêm đó, cơn sốt càng nặng hơn, gia đình đưa ba vô bệnh viện quận, quận chuyển sang nhiệt đới. Đến bệnh viện khám, gia đình em mới biết ba bị bệnh Melioidosis do nhiễm vi khuẩn. Cơ thể ba suy kiệt dần do suy đa tạng và mất sau 48 giờ nhập viện.

Cách đây vài ngày em có đọc trên webtretho về trường hợp của anh Thêm bị giống như anh em, cũng may là anh này vẫn còn cứu chữa được chưa biết ra sao nhưng hy vọng anh qua khỏi.

Bác sĩ Điều Hòa Lễ, Trưởng khoa Nội B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, cho hay, bệnh Melioidosis do loại vi trùng độc, tỷ lệ tử vong rất cao đối với các trường hợp nhiễm.

“Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong đất, nước hoặc những môi trường bị ô nhiễm. Vi khuẩn có thể lây khi tiếp xúc qua da, đường tiêu hóa hoặc hít thở”, bác sĩ Lễ nói.

Theo các bác sĩ, khi bị mắc bệnh Melioidosis, vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn huyết, gây thương tổn đến tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp và mắt.

Đây lại là căn bệnh truyền nhiễm, chưa có vaccine phòng ngừa nữa chứ. Bệnh whitmore (hay còn gọi melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này sống ở trong đất hoặc trên bề mặt nước, xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước trầy da khi tiếp xúc hoặc do hít phải các hạt bụi có vi khuẩn, nước nhiễm khuẩn khi bơi ở ao, hồ, sông suối.

Nhiều người Việt không biết đến bệnh whitmore này do ít để ý hay xét nghiệm phát hiện ra vi khuẩn. Trong khi đó, đây không phải là căn bệnh hiếm gặp. Nó đã xuất hiện từ năm 1911 ở Myanmar và ca đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào năm 1925 tại Viện Pasteur. Dấu hiệu nhận biết bệnh cũng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Tuy nhiên, ngay cả khi đã chẩn đoán đúng bệnh thì việc điều trị cũng rất khó khăn vì phải dùng kháng sinh liều cao kéo dài liên tục ít nhất từ 2-4 tuần, sau đó duy trì từ 3-6 tháng nữa. Điều nguy hiểm là bệnh dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại.

photo-1-1472219242558

Trên thế giới, bệnh này đã có mặt ở 80 quốc gia. Hàng năm có khoảng 165.000 người nhiễm bệnh và 89.000 người chết vì căn bệnh này. Dự báo, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.430 ca nhiễm bệnh và khoảng 4.703 ca tử vong.
Bác sĩ Hiếu cho biết thêm, bệnh whitmore thường tiến triển nhanh và có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm bệnh rất cao, từ 40-100% tùy từng vùng. Tỷ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn. Điều đáng lưu ý là số lượng ca bệnh whitmore tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng tháng, đặc biệt tăng đột biến từ tháng 9 đến tháng 11.

Đặc biệt, bệnh không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng điển hình nào nên rất khó chẩn đoán. Nhiều bác sĩ không có phản xạ nghi ngờ bệnh, nên không gửi mẫu xét nghiệm vi sinh, dẫn đến bỏ sót ca bệnh.

Việc chẩn đoán bệnh phải dựa trên xét nghiệm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều cán bộ xét nghiệm vi sinh vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc xét nghiệm này nên thường bỏ sót. Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu và các loại dịch khác.

Căn bệnh này rất nguy hiểm và đang vào mùa dịch nên phải đặc biệt chú ý thôi các mẹ ạ. Vi khuẩn gây bệnh này nó có thể sống ở mọi nơi trong đất ẩm. Không chỉ những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch dễ mắc bệnh mà những người bị tiểu đường, nghiện rượu hoặc người có bệnh mãn tính về thận, phổi cũng có nguy cơ cực kỳ cao. Do đó, những người này khi thấy các triệu chứng: sốt, viêm phổi, có ổ áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể đặt nghi ngờ mắc bệnh whitmore và cần nhanh chóng được đưa tới bệnh viện uy tín để điều trị.

Nguồn: http://www.webtretho.com/forum/f119/ba-em-chet-sau-48-gio-nhap-vien-vi-can-benh-dang-bung-phat-vao-mua-mua-van-chua-co-vac-xin-phong-ngua-nguy-hiem-lam-cac-chi-a-2313868/

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT