Gia Đình Hiện Đại

TIN TỨC

Chung Tử Đơn, Lê Minh, Tạ Đình Phong bị “no đòn” trong phim SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ (Bodyguards and Assassins)

Bộ phim SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Trần Đức Sâm. Với sự tham gia của các anh tài võ nghệ : Chung Tử Đơn, Lê Minh, Tạ Đình Phong, Lương Gia Huy, Hồ Quân, Nhậm Đạt Hoa, Tằng Chí Vỹ, Vương Bách Kiệt. Và thêm một loạt những mỹ nhân Trung Hoa như: Phạm Băng Băng, Lý Vũ Xuân…

Vốn được thai nghén trong suốt 10 năm qua, bộ phim “SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ”. (Tựa tiếng Anh: Bodyguards and Assassins) đã không làm người xem thất vọng. Phim có một kịch bản chắc chắn và những màn đấu võ siêu đẹp mắt. Sau 10 năm thai nghén thì dự án SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ của đạo diễn Trần Đức Sâm đã ra mắt khán giả vào cuối năm 2009 vừa qua. Kịch bản được xây dựng tốt, dàn sao nhập vai hoàn hảo. Phim không thiếu những pha hành động đẹp mắt chính là những gì có thể nói về bộ phim.

SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ là câu chuyện xảy ra vào năm 1905. Tức khoảng thời gian Tôn Trung Sơn đến Hồng Kông kêu gọi quyên góp cho cuộc khởi nghĩa. Sau khi biết tin này, triều đình nhà Thanh đã sai thích khách đến ám sát Tôn Trung Sơn. Nhưng các nghĩa sĩ Hồng Kông vẫn đưa nhà cách mạng về lại Quảng Châu an toàn.

Khác với những bộ phim hành động / lịch sử của Hồng Kông, Trung Quốc được sản xuất trước đây

Phim có các yếu tố võ thuật thường diễn ra liên tục từ đầu tới cuối. SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ lại có cấu trúc khác hẳn. Bộ phim được chia làm hai phần rõ rệt. Khoảng 1 giờ đồng hồ đầu phim, đạo diễn Trần Đức Sâm tập trung giới thiệu bối cảnh lịch sử. Đó là vào thời điểm đó và chủ yếu xây dựng các tuyến nhân vật. Tính cách cũng như mối quan hệ giữa họ được hình thành đậm nét.

Đặc biệt, thông qua cách đối nhân xử thế. Bộ phim gây ấn tượng mạnh cho người xem bằng nhiều tình huống cảm động. Đó là tình cha con âm áp nhà họ Lý, tình chủ tớ trung thành giữa thiếu gia Trọng Quang (Vương Bách Kiệt) và phu xe A Tứ (Tạ Đình Phong). Tình nghĩa vợ chồng năm xưa giữa gã mê cờ bạc (Chung Tử Đơn) và người vợ lẽ (Phạm Băng Băng). Sự chia sẻ cảnh ngộ giữa ông chủ Lý (Vương Học Kỳ) với kẻ hành khất (Lê Minh). Tình bằng hữu lâu năm giữa ông với nhà Cách mạng kiên trung (Lương Gia Huy)…

Chi tiết ông Lý làm mai cho phu xe A Tứ với người con gái bị thọt chân. Đó là Chu Vận, có thể coi là một trong những cảnh gây xúc động nhất cho khán giả. Người xem cũng thật khó có thể quên hình ảnh gã nghiện cờ bạc chay theo chiếc xe kéo để được nhìn thấy con trong đêm.

SÁT THỦ VÀ VỆ SỸ có tới 12 nhân vật chính. Nhưng tính cách của họ được xây dựng hoàn toàn khác nhau

Số phận của mỗi người được khắc hoạ rất rõ ràng. Thậm chí, ngay trong hàng ngũ vệ sỹ, không phải ai cũng có lý tưởng cách mạng, không phải ai cũng có lòng cứu quốc. Họ tham gia bảo vệ Tôn Trung Sơn vì những lý do và mục đích riêng.

Nếu như nửa đầu phim, đạo diễn Trần Đức Sâm khai thác rất tốt diễn biến tâm lý các nhân vật. Nửa cuối phim, khán giả sẽ được thưởng thức những màn đối đầu đầy kịch tính. Cuộc so tài giữa đội vệ sỹ và đội sát thủ. Chỉ trong hơn một tiếng đồng hồ đặt chân lên đất Hồng Kông. Tôn Trung Sơn phải trải qua vô số cạm bẫy, đương đầu với muôn vàn hiểm hoạ rình rập khắp nơi. Để cuộc họp được diễn ra, đội vệ sỹ đã phải liên tục hoá giải trùng trùng lớp lớp mai phục của triều đình nhà Thanh. Người này ngã xuống, người khác lại đứng lên, những cuộc đấu trí, đấu sức liên miên như sóng biển không ngừng.

Do có quá nhiều mặt mạnh nên bộ phim lại sinh ra điểm yếu chí tử.

Vì tập trung khai thác tính cách các nhân vật rất tốt vào đầu phim. Đến nửa cuối Trần Đức Sâm bị xa lầy vào việc nhấn mạnh số phận bi tráng của họ. Có người quá mù quáng vì cách mạng, có người vì nước diệt thân vô nghĩa. Thậm chí có người còn chẳng biết Tôn Trung Sơn là ai. Nhưng khi nhìn về mặt tổng thể, khán giả có thể bỏ qua sự vô lý trên. Và khán giả có thể theo dõi xuyên suốt toàn bộ diễn biến bộ phim.

Bộ phim do công ty điện ảnh Nhân Nhân Hồng Kông. Đó là công ty của đạo diễn Trần Khả Tân và đạo diễn Hoàng Kiến Tân. Công ty phát hành PolyPona Vu Đông đầu tư sản xuất với kinh phí 150 triệu đô la Hồng Kông. Kinh phí tương đương gần 20 triệu USD. Nếu tính riêng phần cơ sở hạ tầng phục vụ cho bộ phim thì nhà đầu tư đã chi 43 triệu Nhân Dân Tệ. Số tiền đó để khôi phục lại các di tích lịch sử ở Thượng Hải. Việc đó bao gồm việc tái dựng cảnh quan, đường phố thời bấy giờ.

Chủ tịch tập đoàn Trung Ảnh Hàn Tam Bình phát biểu: “Bộ phim này có hai điểm đáng xem. Thứ nhất là hình ảnh vô cùng sống động chân thật và thứ hai là tính nhân văn sâu sắc của câu chuyện phim.” Với tài năng đạo diễn của Trần Đức Sâm. Thêm sự quy tụ của hơn 10 ngôi sao nổi tiếng của Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, Thập Nguyệt Vi Hành đã trở thành một trong những phim châu Á được mong đợi nhất.

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT