Gia Đình Hiện Đại

TIN TỨC

Đây mới chính là nguyên nhân mà Nguyễn Hải Dương xin được tử hình sớm!

Nguyễn Hải Dương, chủ mưu vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, mong muốn thực hiện 3 nguyện vọng trước khi thi hành án tử hình.

Ngày mai (17-11) sẽ thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương (quê An Giang) bằng hình thức tiêm thuốc độc. Địa điểm thi hành án là ở tỉnh Bình Dương.

Hay mơ thấy bé Linh

‘Những lần gặp Dương nó đều không muốn ai nhắc lại vụ án năm xưa, tính trầm hơn. Có lần, nói gia đình làm cách nào để tử hình sớm. Điều khiến Dương mất ngủ, ám ảnh chính là nằm mơ thấy bé Linh (Lê Thị Ánh Linh – PV) đứng trước mặt và cười’- một người thân của Nguyễn Hải Dương cho biết.

Đây có thể là điều mà Nguyễn Hải Dương mong muốn được tử hình sớm!

Tâm sự của người cha

Sáng 16-11, ông Nguyễn Phú Hải, ba của tử tù Nguyễn Hải Dương đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động.

So với cách đây 3 tháng, lần này ông Hải gầy hơn nhiều.Ông kể, là trụ cột nên không dám thể hiện sự buồn bã mà cố gắng động viên mọi người trong gia đình.

Từ lâu ông đã chuẩn bị tâm lý để đối mặt với việc đứa con trai duy nhất của gia đình sẽ bị tử hình nhưng cũng không khỏi đau buồn.

Nguyễn Hải Dương – chủ mưu gây ra vụ thảm sát Bình Phước gây chấn động dư luận năm 2015

‘Mấy hôm trước gia đình có nhận thông báo về việc nhận xác của Dương. Lúc đó gia đình tôi mới hay tin Dương sắp bị tử hình. Vợ tôi và đứa con gái học lớp 12 mấy nay bỏ ăn và ít nói. Không khí xung quanh rất nặng nề’- ông Hải bắt đầu câu chuyện.

Ông Hải cho biết 8 giờ sáng 17-11, gia đình sẽ tiếp nhận thi thể của Dương và dự kiến hỏa thiêu, gửi tro cốt vào chùa.

Ông Hải, ba tử tù Nguyễn Hải Dương và bà Vũ Thị Thi, mẹ tử tù Vũ Văn Tiến – Ảnh: Quốc Chiến

Cách đó ít hôm, gia đình đã đến trại giam tỉnh Bình Phước để gặp Dương lần cuối. Tinh thần và sức khoẻ của Dương ổn định, chỉ có ánh mắt có phần mệt mỏi.

Một người thân của Dương kể lại: ‘Dương có 3 điều mong mỏi trước khi thi hành án tử. Đó là, mong gia đình Vũ Văn Tiến thứ lỗi. Thứ hai, xin giảm tội cho Vũ Văn Tiến khỏi chịu án tử hình. Thứ ba, gia đình khỏe mạnh và Dương được thi hành án càng sớm càng tốt’.

Vũ Văn Tiến đang chờ chủ tịch nước ân xá

Trong khi đó, bà Vũ Thị Thi, mẹ Vũ Văn Tiến cho biết cách đây không lâu khi đến trại giam thăm con trai, bà ghé qua phòng thăm hỏi của Nguyễn Hải Dương để nhìn mặt. Lúc này, Dương quỳ gối chắp tay năn nỉ bà xin đừng oán hận. ‘Dương khóc rất to và kêu ‘Dì Năm ơi, dì Năm đừng trách con, mọi việc do con gây ra cho Tiến. Dì Năm, con xin lỗi’. Nghe xong tôi đơ người và không biết phản xạ như thế nào’- bà Thi nhớ lại.

Bà Vũ Thị Thi, mẹ Vũ Văn Tiến suốt 2 năm qua buồn bã, lo âu

Bà kể khi hay tin Dương chuẩn bị bị tử hình, tim bà như ngừng thở, rất lo âu. Ngay sau đó, bà lập tức làm hàng loạt lá đơn gửi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để xin ân xá con trai mình từ án tử hình xuống chung thân.

Bà Thi nói: ‘Tính tình của Tiến tôi rất hiểu, nó hiền và ít nói lắm. Việc nó đi theo Dương để hỗ trợ gây án là do bị ép và thúc giục’.

Cũng theo bà Thi việc con trai mình chưa thi hành án tử là vì đã gửi đơn chờ Chủ tịch nước xem xét giảm án. ‘Tôi sẵn sàng đổi tính mạng của bản thân để cứu lấy con tôi. Điều này tôi đã rất mong mỏi’- bà Thi phân trần.

Giọt nước mắt muộn màng của Vũ Văn Tiến – Ảnh: Hoàng Triều

Nguyện vọng hiến xác của Nguyễn Hải Dương bị từ chối vì lí do TÂM LINH khiến ai nghe cũng phải KHIẾP VÍA

Ngày 17/11 tới, Nguyễn Hải Dương, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người một nhà tại Bình Phước sẽ bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Nguyện vọng cuối cùng được hiến xác cho y học của tử tù này khiến nhiều người ớn lạnh.

Ngày 17/11, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Bình Phước sẽ tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương- tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ hơn hai năm trước.

Trước khi tử hình, Nguyễn Hải Dương bàn bạc với người thân để xin được thực hiện nguyện vọng cuối cùng – hiến xác cho y học nhằm chuộc lại 1 phần lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ.

Tử tù Nguyễn Hải Dương muốn được hiến xác cho y học

Tuy nhiên, nguyện vọng này rất có thể không bao giờ được thực hiện vì rất nhiều lý do liên quan tới khoa học.

Trước đó, theo thiếu tướng Trần Thế Quân (Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an), việc tử tù muốn hiến tạng, hiến xác đã đặt ra từ lâu. Nhưng còn nhiều vướng mắc đặt ra nếu chấp nhận cho tử tù hiến tạng, hiến xác.

Nguyện vọng cuối cùng có thể không được thực hiện vì rất nhiều lý do

Thứ nhất, thiếu tướng Quân cho rằng hiện nay tử tù bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc nên cơ thể, nguồn tạng sẽ không được đảm bảo.

Ngoài ra, việc hiến tạng được tiến hành trước hay sau khi thi hành án cũng là một câu hỏi khó giải đáp. Bởi lẽ mục đích của việc tử hình không chỉ nhằm trừng trị tội ác tử tù đã gây ra mà còn để bản thân tử tù hiểu được và tiếp nhận hình phạt này. Nếu chấp thuận việc hiến tạng trước khi thi hành án thì mục đích này sẽ không đạt được đầy đủ.

Thứ hai, cần lưu ý đến cả vấn đề chất lượng mô, tạng trong trường hợp chấp nhận cho hiến bởi thực tế có nhiều tử tù mang rất nhiều bệnh tật, bệnh truyền nhiễm, thậm chí là HIV.

Thứ ba, yếu tố tâm linh cũng là vấn đề cần quan tâm bởi nếu người được ghép tạng nghĩ đến việc trong cơ thể mình đang mang bộ phận của một tử tù từng phạm trọng tội thì chắc hẳn ai cũng có nhiều băn khoăn. thiết nghĩ có bệnh nhân nào đủ can đảm nhận 1 bộ phận trên cơ thể của kẻ sát nhân máu lạnh ghép vào cơ thể mình. Nghĩ thôi đã thấy rùng mình.

Về ý kiến cho rằng nên có hành lang pháp lý để đáp ứng nguyện vọng hiến tạng, hiến xác của tử tù, Thiếu tướng Quân nói: “Nếu quy định việc này thì nhất thiết phải quy định trong luật chứ không thể quy định trong văn bản dưới luật. Trên thực tế rất ít trường hợp tử tù xin hiến tạng, hiến xác. Khi nào có nhiều trường hợp thì sẽ đưa ra bàn bạc chứ không thể vì một, hai trường hợp cá biệt mà sửa luật được”.

Trước đó, trung tướng Nguyễn Ngọc Anh (Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an) khẳng định pháp luật chưa cho phép tử tù được hiến tạng, hiến xác.

“Thời điểm này không nên đặt vấn đề cho tử tù hiến xác vì rất bế tắc, không thể thực hiện được khi bị án bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng tử tù”, trung tướng Ngọc Anh nhận xét.

Phía Đại học Y dược TP HCM (đơn vị tiếp nhận thi hài của người tự nguyện hiến xác) tỏ ra khá bất ngờ trước nguyện vọng hiến xác của Nguyễn Hải Dương. Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn giải phẫu học của bệnh viện này cho biết từ trước đến nay, hệ thống các trường đào tạo y tế trong cả nước chưa ghi nhận sử dụng thi hài nào của người bị tử hình để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Cũng theo bác sĩ Vũ, mặc dù luật không cấm tử tù được hiến xác nhưng khó để thực hiện vì hiện tại chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể với trường hợp người bị kết án tử hình xin hiến xác. Ngoài ra, Đại học Y dược TP HCM cũng có quy định riêng về việc nhận thi hài để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học như:

Chỉ nhận thi hài của người đang sinh sống tại TP HCM, không nhận từ các tỉnh thành khác; không nhận thi hài của người qua đời vì bệnh truyền nhiễm hay tai nạn gây hư tổn nặng các bộ phận cơ thể; không nhận thi hài những trường hợp tự tử hoặc có dính dáng đến pháp luật.

Vậy nên dù pháp luật rất hoan nghênh những người có ý định cống hiến cho y học. Tuy nhiên, tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác không phải là điều dễ dàng.

Về vấn đề này, GS Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia – Phó giám đốc bệnh viện Việt Đức) cho biết hiện pháp luật chưa công nhận tử tù được hiến tạng, hiến xác nên ngành y tế không có ý kiến gì.

3 loại thuốc độc được áp dụng để thi hành ÁN TỬ HÌNH với Nguyễn Hải Dương ngày 17/11

Sau 2 năm xảy ra vụ thảm sát 6 người kinh hoàng ở Bình Phước, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện tiêm thuốc độc đối với kẻ chủ mưu, tử tù Nguyễn Hải Dương, 26 tuổi, quê An Giang, vào ngày 17-11 tới.

Tối ngày 14-11, trao đổi phóng viên, ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cho biết cơ quan chức năng sẽ thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương vào ngày 17-11 tới.

Theo lịch trình, Hội đồng thi hành án sẽ đưa Nguyễn Hải Dương từ trại giam giữ ở tỉnh Bình Phước xuống tỉnh Bình Dương để thực hiện tiêm thuốc độc. “Tâm lý cũng như sức khỏe của Dương khá bình thường, ổn định. Trước đó bị cáo không làm đơn kháng cáo và tử tù đã làm đơn xin được thi hành án sớm nên cơ quan chức năng đã đồng ý” – ông Trí nói.

Bị cáo Nguyễn Hải Dương tại phiên tòa sơ thẩm lưu động ngày 17-12-2015, diễn ra ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Đồng phạm của Dương, Vũ Văn Tiến cũng bị TAND Cấp cao y án tử hình. “Hiện Chủ tịch nước vẫn chưa quyết định đơn xin giảm án của Tiến nên chưa xác định ngày thi hành án với tử tù này” – ông Trí cho hay.

Như Báo CAND đã đưa tin, sáng 5-7-2015, Nguyễn Hải Dương cùng Trần Đình Thoại, 29 tuổi, quê Vĩnh Long đến nhà ông Mỹ với mục đích giết người cướp tài sản nhưng thất bại. Sau đó Thoại không đi nữa nhưng vẫn mua dao giúp Dương gây án.

Dương tiếp tục lôi kéo Vũ Văn Tiến, 26 tuổi, quê Bình Phước, hỗ trợ nhưng nói dối Tiến là đến đòi nợ vợ chồng ông Mỹ và hứa cho Tiến một khoản tiền lớn.

Đến rạng sáng 7-7-2015, Dương cùng Tiến từ Hóc Môn, TP HCM xuống Bình Phước, sau đó đột nhập vào căn biệt thự của ông Mỹ tọa lạc cạnh QL13 thuộc tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng huyện Chơn Thành gây ra vụ án giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng.

Hai hung thủ đã ra tay sát hại 6 người gồm: ông Lê Văn Mỹ (47 tuổi, chủ công ty gỗ Quốc Anh), bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, vợ ông Mỹ), Lê Quốc Anh (15 tuổi, con trai của ông Mỹ và bà Nga) bị giết chết tại tầng trệt căn biệt thự.

Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi, con gái của ông Mỹ và bà Nga, là người yêu cũ của Dương) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi, cháu của bà Nga) bị sát hại trên lầu. Còn Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu của bà Nga) bị sát hại ngay gần tường rào ngoài cổng.

Duy nhất con gái út của ông Mỹ là Lê Thị Gia Linh (tên thường gọi bé Na, 22 tháng tuổi) khi thấy bé khóc, Dương không giết hại mà dỗ cho bé ngủ rồi rời khỏi hiện trường.

Sau khi gây án cả 2 còn lấy đi tiền và một số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng. Hai nghi can bị bắt ngày 10-7-2015 cùng với nhiều vật chứng có liên quan và bị khởi tố tạm giam 4 tháng từ ngày 13-7-2015.

Ba bị cáo (từ trái sang) Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại tại tại phiên tòa sơ thẩm lưu động ngày 17-12-2015, diễn ra ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Đây là vụ án gây chấn động dư luận năm 2015 vì mức độ nghiêm trọng của sự việc. Ngày 17-7-2015, tại huyện Chơn Thành, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, lưu động và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến án tử hình, Trần Đình Thoại 16 năm tù về 2 tội danh Giết người và Cướp tài sản.

Dương không kháng cáo song vẫn được triệu tập đến phiên tòa phúc thẩm, diễn ra ở TP HCM ngày 18-7-2016, do Tòa Cấp cao TAND TP HCM xét xử để khai báo. Tiến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Thoại cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và kêu oan không đồng phạm giết người mà chỉ đồng phạm tội cướp tài sản.

Tự trình bày lý do kháng cáo, Tiến cho rằng bình thường mình vốn có tâm lý yếu, không hề biết trước việc giết người. Khi thấy Dương xuống tay với Vỹ, Tiến đã hoảng loạn và từ đó về sau không còn biết phải làm gì nữa.

Tiến nhiều lần ngăn Dương nhưng không được. Vì sợ Dương nên Tiến phải làm, “lúc siết cổ nạn nhân, bị cáo không dám siết mạnh tay”. Tiến thừa nhận mình sợ chết và xin được sống để có cơ hội bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.

Còn Thoại thì kêu oan, khẳng định mình không đồng phạm tội giết người với Dương. Hung khí mà Thoại chuẩn bị cho Tiến chỉ nhằm mục đích cướp tài sản.

Sau nghị án, HĐXX nhận định bản án sơ thẩm đã đúng pháp luật, đáp ứng được mong mỏi của dư luận. Tiến mặc dù có bị Dương khống chế nhưng đã chấp nhận làm đồng phạm tích cực. Hành vi của Tiến quá tàn ác, không còn khả năng cải tạo, không có tình tiết giảm nhẹ nào mới.

Với bị cáo Thoại, tòa cho rằng bị cáo này không trực tiếp thực hiện vụ án nhưng đã biết trước được kế hoạch. Thoại không tham gia vì bất ngờ có tin bà ngoại bệnh, do đó không có cơ sở giảm án cho Thoại.

Cuối cùng, tòa tuyên giữ nguyên hình phạt tử hình đối với bị cáo Tiến và mức án 16 năm tù đối với bị cáo Thoại về hai tội giết người và cướp tài sản. Tòa cũng tuyên bố bị cáo Tiến có quyền viết thư cho Chủ tịch nước để xin ân xá trong vòng bảy ngày.

3 loại thuốc độc được sử dụng để thi hành án tử hình có thể áp dụng cho Nguyễn Hải Dương 

Nghị định 47 Chính phủ vừa ban hành về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc nêu rõ 3 loại thuốc trong một liều tiêm bắt đầu được sử dụng từ 27/6 tới. Thuốc do Bộ Y tế cung cấp.

Nghị định 47 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 82 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc từ năm 2011.

Cụ thể, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại: thuốc làm mất trí giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều  thuốc gồm 3 loại thuốc nêu trên và dùng cho một người.

Người bị kết án tử hình có quyền viết đơn xin đặc xá và chỉ phải chấp hành hình phạt khi có quyết định thi hành án.

Nội dung này khác đã có sự thay đổi từng loại thuốc cụ thể cần sử dụng trong quy trình thi hành án với “tử tù” so với Nghị định 82/2011. Khi đó, cơ quan chức năng ấn định sử dụng thuốc dùng để gây mê Sodium thiopental; Thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp Pancuronium bromide và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim Potassium chloride.

Tuy nhiên, khi quy định được ban hành, quá trình thực hiện vấp khó khăn vì nguồn cung thuốc được xác định sẽ nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng các nước bạn khi đó từ chối bán các loại thuốc này cho Việt Nam khi biết mục đích sử dụng là để thi hành án tử hình. Chính phủ sau đó đã phải yêu cầu Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu chủ động sản xuất thuốc trong nước để đáp ứng yêu cầu.

Do chưa có thuốc khi đó, hơn 500 bị án, án đã có hiệu lực mà không thi hành được. Vấn đề đã gây ra tranh luận lớn tại Quốc hội khi đó. Nhiều đại biểu Quốc hội đã truy vấn về trách nhiệm của cơ quan chức năng về “sự cố” này.

Thuốc do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án. Bộ Y tế được giao trách nhiệm bảo đảm nguồn cung ứng thuốc theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của 2 Bộ đảm nhiệm việc thi hành án nói trên. Bộ Y tế cũng phải hướng dẫn bảo quản, sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành danh mục, liều lượng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.
Nghị định cũng nhấn mạnh yêu cầu việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.Nghị định 47 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/6/2013

 

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT