Gia Đình Hiện Đại

TIN TỨC

Khi thấy có biểu hiện này, người phụ nữ mới biết mang khối u nặng 2kg trong dạ dày

BS Huy khuyến cáo, để phát hiện sớm khối u thì bệnh nhân phải đi khám bệnh định kỳ và đi khám ngay khi có các triệu chứng gợi ý như: thiếu máu, ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng kéo dài, sụt cân.

Khoa Ngoại tổng quát BV Nhân dân 115 TP.HCM vừa phẫu thuật bóc tách khối u kích thước 20x12cm, nặng 2kg trong cơ thể bệnh nhân đau dạ dày nhiều năm.

Bà T.T.T.V. (53 tuổi, ở TP.HCM) cho biết, bà thường bị đau dạ dày nhưng chỉ tự mua thuốc uống chứ không đến bệnh viện điều trị.

Các đây 1 tuần, bà bị sốt kèm lạnh run, đi tiêu phân đen (nhưng không đau bụng), nôn ra máu nên mới vào bệnh viện thăm khám.

Tại BV Nhân dân 115 TP.HCM, kết quả thăm khám và chụp CT, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng của bệnh nhân có khối u rất lớn ở cạnh bờ cong lớn của dạ dày, kèm theo nhiều hạch ở vùng rốn lách và thân tụy.

kết quả thăm khám và chụp CT, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng của bệnh nhân có khối u rất lớn ở cạnh bờ cong lớn của dạ dày
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật và lấy ra khối u có kích thước 20x12cm, nặng 2kg.

Các bác sĩ BV Nhân dân 115 bóc tách thành công khối u nặng 2kg trong dạ dày bệnh nhân

BS Nguyễn Quang Huy, Trưởng khoa Ngoại tổng quát (phẫu thuật viên chính của ca mổ) cho biết:

“Đây là một trường hợp u Gist (Gastrointestinal Stromal Tumor) của dạ dày, là một loại u trung mô của đường tiêu hóa, chiếm khoảng 1-3% các loại u của đường tiêu hóa.

U Gist có thể ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa, từ thực quản cho tới trực tràng, trong đó khoảng 70% là ở dạ dày.

Các triệu chứng hay gặp trong u Gist dạ dày là có khối u có thể sờ được khi khám bụng bệnh nhân, đau bụng, sụt cân, ăn uống kém, xuất huyết tiêu hoá biểu hiện bằng ói ra máu hoặc đi cầu phân đen. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng: nội soi dạ dày, siêu âm bụng và chụp CT Scan bụng sẽ phát hiện được khối u.

Điều trị chính là phẫu thuật, trong trường hợp u lớn thì phẫu thuật rất khó khăn do khối u xâm lấn, dính vào các cơ quan lân cận, thêm nữa là các mạch máu tăng sinh rất nhiều do đó rất dễ chảy máu. Sau khi phẫu thuật, nếu kết quả giải phẫu bệnh là ác tính thì phải hoá trị hỗ trợ”.

BS Huy khuyến cáo, để phát hiện sớm khối u thì bệnh nhân phải đi khám bệnh định kỳ và đi khám ngay khi có các triệu chứng gợi ý như: thiếu máu, ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng kéo dài, sụt cân.

Sáng ngủ dậy có 3 dấu hiệu này, bạn phải đi khám ngay kẻo ung thư “gõ cửa”

Những dấu hiệu đầu tiên trong ngày cảnh báo ung thư là ho đờm có máu sau khi ngủ dậy, nước tiểu và đại tiện lẫn máu trong lần đi đầu tiên của một ngày.

Ho có đờm sau khi ngủ dậy

Thông thường, khi ngủ dậy, người khỏe mạnh không có đờm hoặc rất ít đờm trong cổ họng. Nên với trường hợp có nhiều đờm và hay phải khạc ra ngoài vào buổi sáng, khả năng người đó mắc bệnh viêm hầu họng, phế quản hoặc viêm phổi.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần phải đi kiểm tra màu sắc và tính chất của đờm. Đờm trắng, nhớt có thể cảnh báo bạn đang bị nhiễm gió.

Đờm vàng, tương đối đặc và dính là dấu hiệu bạn đang bị nóng hoặc cảm lạnh. Những trường hợp này không đáng lo ngại vì bệnh không nguy hiểm.

Nhưng nếu đờm có máu thì nên đi khám vì đây được xem là dấu hiệu của các căn bệnh về phổi như phổi khô, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi.

Nước tiểu lần đầu trong ngày

Chỉ cần nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể tự bạn phần nào chẩn đoán bệnh trong cơ thể mình. Đặc biệt là nhìn vào màu sắc của nước tiểu đầu tiên trong ngày, xác suất chính xác càng cao.

Nước tiểu người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt và sáng.

Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào loại thức ăn và lượng nước dung nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu nước tiểu ít và có màu vàng đậm, điều này có nghĩa bạn uống chưa đủ nước.

Còn với những người uống rượu, bia hay ăn nhiều gia vị có mùi nồng như tỏi, hành… nước tiểu sẽ có mùi rất khó chịu. Nước tiểu có mùi đường, vị ngọt hấp dẫn kiến bu vào, nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

Trong trường hợp đi tiểu nhiều lần hoặc bị đau rát, có thể bạn đang bị viêm đường tiết niệu. Đặc biệt cần chú ý nếu trong nước tiểu lẫn máu, có thể là triệu chứng của bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc ung thư bàng quang.

Đại tiện lần đầu trong ngày

Chắc chắn ít người chú ý đến phân trong lần đại tiện đầu tiên trong ngày. Với những khỏe mạnh, phân thường có màu nâu vàng, có khuôn và mềm, mùi không quá nặng.

Nếu phân dẻo và luôn có cảm giác luôn muốn “đi nặng” và mùi nặng là do cơ thể bị nóng. Nếu phân khô, nặng mùi, màu tối sẫm là hiện tượng nóng ruột, nóng dạ dày, táo bón kéo dài.

Nếu phân nhớt và có máu, khó bài tiết ra ngoài thường là triệu chứng bệnh kiết lỵ.

Còn nếu trong phân có máu thì bạn nên đi khám cẩn thận, vì đó là dấu hiệu bệnh trĩ, nứt hậu môn, loét dạ dày tá tràng, thậm chí ung thư ruột kết.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguyên giám đốc Bệnh viện K “điểm mặt” 6 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam

Hiện nay, các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là ung thư phổi, ung thư vú ở nữ giới, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, cổ tử cung ở nữ.

Tại Hội nghị về các bệnh không lây nhiễm toàn quốc mới được tổ chức tại Hà Nội, PGS TS Bùi Diệu – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương đã đưa ra những thông tin mới nhất về các bệnh ung thư hiện nay.

Ung thư là nỗi ám ảnh trên toàn cầu

Theo PGS Bùi Diệu, bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kèm theo các yếu tố do kéo dài về tuổi thọ, quá trình đô thị hóa dẫn tới ô nhiễm môi trường và do cả những thay đổi về thói quen và lối sống có hại cho sức khỏe.

PGS Bùi Diệu

Theo số liệu của WHO năm 2000, toàn thế giới có trên 10 triệu người mắc ung thư, trong đó có hơn 6 triệu người đã chết vì bệnh này.

Đến năm 2008, cả thế giới có 12,7 triệu người mắc ung thư và 7,6 triệu người đã chết do ung thư. Đến năm 2012, con số này lên tới 14,1 triệu người mắc ung thư mới và 8,2 triệu người tử vong do căn bệnh ung thư.

Năm 2012, toàn cầu có khoảng 25 triệu người chung sống với căn bệnh ung thư, ước tính đến năm 2030 con số này sẽ lên tới 30 triệu người.

Tỷ lệ người mắc mới ung thư trên 100 nghìn dân ở các nước phát triển cao hơn gần 2 lần so với các nước đang phát triển ở cả nam giới và nữ giới.

Theo nhóm nghiên cứu của PGS Bùi Diệu, bệnh ung thư phổ biến ở các nước phát triển là ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, tiền liệt tuyến ở nam giới. Ngược lại với các nước đang phát triển là các dạng ung thư gan và cổ tử cung ở nữ giới.

Đối với từng loại ung thư giữa các nước cũng có sự khác nhau về số lượng và tỷ lệ người mắc. Ví dụ: tỷ lệ ung thư dạ dày ở Hàn Quốc và Nhật Bản khoảng 70/100.000 dân, cao hơn gấp 10 lần so với Thái Lan. Tỷ lệ mắc của tất cả các loại ung thư đều tăng liên tục theo thời gian ở tất cả các nước trên thế giới.

Đối với từng loại ung thư, tỷ lệ cũng thay đổi theo thời gian. Trong 100 năm qua, ung thư dạ dày giảm nhanh ở các nước phát triển, ngược lại ung thư phổi và tiền liệt tuyến ở nam giới, ung thư vú ở nữ lại tăng nhanh.

Theo thống kê, top 5 bệnh ung thư phổ biến của nam giới trên thế giới là ung thư phổi với tỷ lệ mắc là 34,2/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 30%; ung thư tiền liệt tuyến 30,7 người/100.000 dân; ung thư đại trực tràng là 20,6/100.000 dân; ung thư gan 15/100.000 dân; ung thư thực quản 9/100.000 dân.

Ung thư đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm 12% số ca tử vong. Số trường hợp tử vong do ung thư sẽ tăng từ 7 triệu người trong năm 2002 và lên tới 14 triệu người trong năm 2030 nếu không có các biện pháp ngăn chặn, phòng tránh kịp thời.

Ở vùng Châu Á, Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở người. Tỷ lệ chết do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở các nước Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Chỉ tính riêng ở Trung Quốc mỗi năm ung thư cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người. Bệnh ung thư không những ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn là gánh nặng đối với toàn thể cộng đồng và xã hội.

Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện K cơ sở 3.

Việt Nam thuộc top có tỷ lệ tử vong do ung thư cao

PGS Bùi Diệu cho biết, tại Việt Nam – mô hình bệnh tật điển hình của các nước đang phát triển, đời sống xã hội chưa cao, trình độ vệ sinh thấp, lại ở vào vùng nhiệt đới khí hậu nóng bức, ẩm ướt nên các bệnh tật chủ yếu là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các bệnh suy dinh dưỡng.

Hiện nay, mô hình này tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng cơ bản vẫn còn tồn tại. Nguy hiểm hơn, Việt Nam còn hình thành mô hình bệnh tật của các nước phát triển và sự xuất hiện ngày càng nhiều của bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và tai nạn giao thông.

Năm 1990 trên toàn quốc, số ca mắc mới ung thư ở Việt Nam là 52 nghìn trường hợp, trong đó 28 nghìn là nam giới, 24 nghìn là nữ giới.

Năm 2000, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế phối hợp với 2 trung tâm ghi nhận ung thư quần thể ở Hà Nội và TP.HCM ước tính, có khoảng 71 nghìn bệnh nhân ung thư mắc mới, trong đó 37 trường hợp là nam giới, 33 nghìn trường hợp là nữ giới.

Đến nay, theo thống kê của riêng BV K trung ương, mỗi năm Việt Nam có 126.000 ca mắc ung thư và 94.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm.

Theo các chuyên gia, con số tử vong này gấp 9 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông, với khoảng 257 người tử vong mỗi ngày vì ung thư. Do đặc thù phát hiện muộn (với trên 70% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn muộn) khiến việc điều trị không thể mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là ung thư phổi, ung thư vú ở nữ giới, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, cổ tử cung ở nữ.

Riêng với bệnh ung thư phổi là bệnh đứng trong tốp hàng đầu các bệnh ung thư, GS Bùi Diệu cho biết, nếu cứ đà như hiện nay đến năm 2020, cả nước có 22,938 trường hợp mắc ung thư phổi ở cả hai giới.

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT