Gia Đình Hiện Đại

SƯU TẦM

Lừng lẫy một hồi ức tuổi thơ “thần thánh”, có ai giúp tôi tìm lại không?

Những cây kem mút, gói sữa chua toàn đá, thạch hồ lô, kẹo kéo, kẹo C, bắn bi, đánh đáo, trốn tìm,… đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ không thể quên của nhiều người.


Những ngày hè tới, lũ trẻ con ngày ấy chỉ mong chờ nghe tiếng rao: “Kem mút đi!… Ai mua kem mút đi!” là chạy thật nhanh mang những chiếc vỏ chai để đổi lấy chiếc kem đầy đá mát lạnh thèm thuồng.

Những cây kem đi cùng với ký ức tuổi thơ nghèo của bao người mà khi nhớ lại nước mắt vẫn rưng rưng.

Sữa chua toàn đá 500 đồng một túi. Món sữa chua này là đồ ăn vặt không thể thiếu của nhiều bạn nhỏ trong những ngày hè oi nắng.

Kẹo C huyền thoại, cái vị chua, ngọt tan dần trong miệng đã trở thành sở thích một thời của trẻ em.

Món thạch hoa quả đủ màu sắc trong các chai nhựa được các em nhỏ một thuở rất yêu thích.

Kẹo kéo là một phần trong ký ức tuổi thơ đối với nhiều người. Cứ nghe thấy tiếng rao kẹo kéo là những đứa trẻ quê nghèo lại nhanh chân mang ít nhựa, tóc rối để đổi lấy một cây kẹo ngọt ngào.

Hiếm có loại thuốc nào lại ngon như philatop, những đứa trẻ luôn háo hức để được thưởng thức loại thuốc bổ này.

Những cây kem bông trắng muốt, hồng hay xanh không phải chỉ trẻ em ngày xưa mà đến tận bây giờ vẫn được trẻ em rất yêu thích.

Bỏng gậy là món ăn không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ đối với nhiều đứa trẻ.

Mì tôm trẻ em cũng là món ăn huyền thoại một thời rất được trẻ em yêu thích.

Những chiếc kẹo cao su đủ màu sắc được bán 500 đồng/chiếc. Những chiếc kẹo vừa thơm vừa ngọt, càng nhai càng dai được coi là món quà quý với những đứa trẻ ngày ấy. Đặc biệt khi trong mỗi chiếc kẹo còn ấn chứa những tấm hình siêu ngộ nghĩnh nữa.


Tuổi thơ là những ngày ngồi trước thềm nhà chơi chuyền, chơi chắt.

Có lẽ, không ai ở thế hệ 7x, 8x là chưa chơi trốn tìm năm, mười. Kể cả các bạn trẻ 9x, 10x cũng rất “cuồng” mỗi khi có hội cùng chơi.

Tuổi thơ thiếu thốn, không có gì chơi, có thể ra vườn cắt tàu lá chuối về làm “súng” nổ lốp bốp.

Chơi lơ khơ và quẹt nhọ nồi đầy mặt.

Một bãi đất trống và đám trẻ con cùng nhau chơi Rồng rắn lên mây.

Đánh đáo, bắn bi là trò chơi không thể thiếu của các bạn nam thời trước.

Trò chơi kéo mo cau một thuở. Những tàu lá cau già cỗi, rụng xuống đất được người dân quê dùng làm quạt mo và trở thành xe kéo của trẻ em thời bấy giờ.

Trò chơi tung dép một thuở vẫn còn nguyên trong ký ức của nhiều người.

Hồi còn bé, nhà ai mà chẳng có cái chạn gỗ “thần thánh” này, nhỉ?

Là đồ vật quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình thời ông bà cha mẹ, hẳn nhiều người bồi hồi xúc động khi nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm “vụng trộm” gắn với chiếc chạn gỗ.

Một thời tuổi thơ 8X, chúng ta cũng từng mang cơm ra đồng cho bố mẹ như thế này Bạn nhận ra bao nhiêu trong số những thứ đã gắn liền với tuổi ấu thơ này? Những hình ảnh khiến bạn nhớ lại “mùa hè lộng lẫy” của tuổi thơ đã qua từ lâu lắm

Sang mùa, trời cứ nắng tí lại chuyển mưa phùn, nóng nóng ẩm ẩm một chút lại ào ào gió lạnh, đỏng đảnh như có một Sài Gòn thu nhỏ giữa lòng Hà Nội. Lượn qua con ngõ nhỏ gần làng Cốm, bỗng nghe mùi trầm hương thoang thoảng, xen lẫn với mùi gió ngai ngái. Bỗng nhiên nhớ nhà quá. Nhớ mẹ lui cui trong bếp nấu cơm, dọn dẹp. Nhớ bố tóc đã điểm bạc đứng lầm rầm khấn vái trước bàn thờ gia tiên mỗi dịp tôi về ăn rằm, cúng giỗ, Tết tư. Cảnh tượng quen thuộc ấm áp ấy khiến tôi ứa nước mắt…

Với thế hệ 8X 9X chúng ta, thì ngoài những điều trên, còn gì khiến ta nhớ về gia đình và tuổi thơ nhỉ? Mái tranh, bếp rạ, chõng tre, cái quạt con cóc rè rè… Và trong bếp thì nhà nào cũng có chiếc chạn bát “thần thánh” làm bằng gỗ và những miếng lưới, phải không? Với mọi đứa nhóc thì ngày xưa, cái chạn quen thuộc ấy chẳng khác gì tủ lạnh thần kỳ bây giờ, lúc nào cũng có thức ăn hoặc hoa quả, bánh trái gì đó mà bà và mẹ cẩn thận cất đi.


Chiếc chạn gỗ quen thuộc trong ký ức của hàng triệu người Việt Nam.

Hình ảnh chiếc chạn gỗ cũ kỹ gắn với tuổi thơ của bao nhiêu người đã gợi lên rất nhiều xúc cảm khi được đăng tải trên một diễn đàn mạng xã hội lớn. Thời ông bà, bố mẹ mình hay gọi cái chạn ấy là gạc – măng – rê, cao tầm 2 mét, làm bằng gỗ và những tấm phên, hoặc khung mắt muỗi. Chạn sẽ có 2 tầng hoặc 3 tầng, tùy theo người đóng thiết kế, những tầng dưới để hở, đựng bát đĩa, gia vị mắm muối… Còn ngăn trên cùng – chính là “kho tàng” mà đứa trẻ nào cũng thích – chuyên dùng để cất thức ăn, tránh khỏi gián, chuột.

Rất nhiều thành viên mạng đã bồi hồi kể lại những kỉ niệm thơ bé gắn liền với chiếc chạn, với các câu chuyện vui vẻ, hài hước, xen lẫn xúc động.

“Nhà tôi ngày xưa sàn là đất nện, nên bố tôi kê chân chạn vào 4 cái bát sành, xong đổ nước vào để ngăn chuột bọ leo lên. Lần nào trông thấy nó cũng tưởng tượng ra truyện Tấm Cám, nghĩ mình là cô Tấm được ông bụt cho 4 cái lọ chôn xuống chân chạn, để mấy hôm sẽ có quần áo đẹp, dép guốc mới. Thế là lén đem xương cá bỏ vào 4 cái bát sành, bốc mùi kinh lên, bố phát hiện ra đánh cho một trận chạy tuột cả quần”.

“Ông nội tôi làm thợ mộc, nên ông tự đóng một chiếc tủ chạn rất đẹp, được chạm trổ tinh xảo. Ông bảo, đó là món quà tặng bà và mẹ tôi, thực ra, ông nhắc khéo 2 người phụ nữ duy nhất trong nhà là phụ nữ phải tề gia nội trợ, nấu ăn cho ngon. Vì ý nghĩa ấy mà mẹ tôi nung nấu ý định sẽ đốt cái chạn đầu tiên khi về nhà chồng”.

“Ôi cái chạn tuổi thơ, bao nhiêu lần bị bà quất sưng mông vì tội rình rập bốc trộm thức ăn cả mới cả cũ. Nhưng lúc cháu ngoan thì bà lại giấu quà bánh gì đó trong tủ, chỉ là quả ổi hay cái kẹo kéo thôi, rồi gọi mình vào bếp tự mở ra khám phá, kiểu gì cũng sướng điên lên. Giờ thì bà mất rồi, cái chạn cũng chẳng còn nữa”.


Giờ chẳng còn mấy nhà giữ món đồ cũ xưa này nữa, chỉ trông thấy trong các chỗ trưng bày thời bao cấp, hoặc ở nông thôn

Công nhận, “tội lỗi” liên quan đến cái chạn gỗ nổi tiếng này được dân tình thú nhận nhiều nhất là tội ăn vụng, sau đó là chuyện làm vỡ bát đĩa. Cái cảm giác lén lút, háo hức ôm bụng kêu rột rột, thò đầu vào ngăn tủ tìm đồ ăn, ôi sao mà ngây thơ đáng yêu quá. Tìm được đồ ăn ngon lành thì hạnh phúc tưởng ngất, nhưng đa số các “phi vụ” vụng trộm này đều thất bại, vì chúng ta hồi nhỏ quá lùn, trong khi cái chạn cao ơi là cao. Bị bố mẹ phát hiện ra là ăn đòn, tấm tức khóc, nhưng sau này nghĩ lại mới hiểu bố mẹ lo lắng thế nào, chỉ một hành động nhỏ mà cũng thể hiện được tấm lòng của thầy u dành cho con cái. Họ sợ ta leo trèo bị ngã, và muốn ta rèn luyện tính thật thà nữa.

Rồi tất cả cũng lớn dần trong vòng tay yêu thương của gia đình. Khi chúng ta cao bằng cái ngăn chạn cao nhất, lấy thức ăn không còn phải kiễng chân rướn cổ nữa, thì chiếc chạn cũng đến thời kỳ “vào viện dưỡng lão”. Sau hàng chục năm phục vụ sinh hoạt gia đình, làm tròn nhiệm vụ giúp đỡ các bà nội trợ, vẻ bề ngoài của cái gạc – măng – rê ấy đã cũ mòn, bị mối mọt gặm hết, vừa lạc hậu, vừa xấu xí. Bây giờ, cuộc sống đủ đầy hiện đại hơn, đã có rất nhiều vật dụng trong bếp với đủ chức năng “xịn” hơn cái chạn cổ lỗ sĩ, như tủ lạnh, lò vi sóng… Nhìn cái chạn gỗ thảm thương, già cỗi biết bao khi một chiếc chạn mới được mang về thay thế.

Cái chạn nhôm kính kiêu ngạo trên tường với tiếng kêu sắc lẻm, khác hẳn chiếc chạn già bằng gỗ, mở ra mở vào hàng triệu lần vẫn trầm đục, êm ái. Ngày cái chạn cũ bị lôi ra xẻ làm củi đun, hoặc tận dụng làm mấy thứ linh tinh khác, đứa nhóc nào cũng tần ngần lưỡng lự, vừa tiếc nuối vừa buồn, thậm chí khóc toáng lên mà chẳng hiểu vì sao. Cái chạn bát như người bạn đồng hành suốt nhiều tháng năm của cả mấy thế hệ, cất giữ một phần tuổi thơ trong trẻo, hạnh phúc biết bao…

Theo afamily

PinIt

BÀI ĐẶC BIỆT