Vào mùa nắng nóng rồi, thấy con có 8 DẤU HIỆU này, bố mẹ hãy cho con đi viện NGAY LẬP TỨC nhé, để quá 24 giờ là HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG đó!
Mùa hè là thời điểm viêm màng não đáng báo động nhất, đây là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm hàng đầu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, tuy nhiên nó lại khó nhận biết dẫn đến nhiều hệ luỵ. Vậy nên các bậc cha mẹ không được chủ quan với căn bệnh ở trẻ đâu nhé.
Đừng để quá trễ
Các mẹ ạ, bệnh Viêm màng não ở trẻ là căn bệnh được tính bằng giây, bằng phút, thấy con có những biểu hiện là là các mẹ phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được cứu chữa kịp thời nha. Em còn nhớ cách đây 10 ngày thôi, một người mẹ đã chia sẻ tâm trạng đau đớn khi phải cùng con gái mình trải qua giai đoạn tưởng chừng như gục ngã bởi căn bệnh viêm màng não do nụ hôn của người lớn gây ra.
Mới đây nhất lại là trường hợp của một bé gái 14 tháng tuổi được người nhà đưa đến viện trong tình trạng sốt cao liên tục, có các cơn co giật, tím tái, lơ mơ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã chẩn đoán bé đã bị viêm màng não, rất nguy hiểm. Cũng may bé đã được người nhà đưa đến bệnh viện kịp thời chứ không thì khả năng phải đối mặt với cái chết là rất cao.
Theo bác sĩ Nhi cho biết, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm màng não như do vi trùng, virus, nấm… nhưng thường gặp nhất vẫn là do vi trùng gây nên. Thực tế cho thấy không ít trẻ mắc bệnh viêm màng não được đưa đến bệnh viện khi đã nhiều ngày mắc bệnh và trong tình trạng rất nặng.
Cần phát hiện sớm
Trẻ mắc bệnh viêm màng não được đưa đến bệnh viện sớm sẽ có kết quả điều trị cao, ít để lại di chứng. Còn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ mắc bệnh viêm màng não có thể tử vong. Ngay cả khi bệnh nhân được cứu sống vẫn có thể để lại những di chứng như chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, áp xe não và ảnh hưởng cả đến sự phát triển trí tuệ. Nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện dưới đây, cần cho con đến bệnh viện để được kiểm tra ngay lập tức nhé:
Sốt đột ngột
Nếu trẻ bất ngờ bị sốt đột ngột, có dấu hiệu run và luôn cảm thấy lạnh dù trời rất nóng. Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và khó hạ xuống.
Nhức đầu
Ở trẻ nhỏ chưa biết nói nên bố mẹ không thể biết con có bị nhức đầu hay không, tuy nhiên thấy con sốt cao kèm theo thóp đầu bị phình lên thì có thể con đã bị viêm màng não khá nghiêm trọng.
Tầm nhìn kém
Những đứa trẻ bị viêm màng não thường không thể tập trung thị lực, đó là lí do vì sao bé thường bị hoa mắt hoặc nhìn mọi thứ trước mặt thành 2.
Đau bụng, buồn nôn và nôn
Trẻ bị viêm màng não thường có biểu hiện mất cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, bé sẽ buồn nôn liên tục, kèm theo đau bụng và nôn.
Nhạy cảm với ánh sáng
Với trẻ nhỏ đây là triệu chứng sớm của viêm màng não. Trẻ con sẽ dùng tay che mắt hoặc than phiền vì ánh sáng làm chúng thấy đau đầu.
Khó quay đầu
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm màng não ở trẻ. Nếu bố mẹ thấy cổ của con ít linh hoạt hơn thì hãy làm thử cho cằm con chạm ngực. Nếu con có thể chạm cằm vào ngực mà không có bất cứ khó khăn gì là ổn. Nhưng nếu nó gây khó chịu và thậm chí là đau khi cho cằm chạm ngực thì hãy đưa đến bác sĩ để kiểm tra kịp thời.
Trẻ không thể kéo thẳng chân
Bố mẹ hãy để trẻ nằm ngửa đầu không gối, chân duỗi thẳng, sau đó luồn tay dưới gót chân bé rồi nâng cả 2 chân lên từ từ. Bình thường nâng lên đến trên 70 độ chân vẫn duỗi thẳng, nhưng nếu chưa tới 70 độ mà chân bé đã co lại (cẳng chân gập về phía đùi) thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị viêm màng não.
Bên cạnh đó, mẹ có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ nằm ngửa đầu không gối, hai chân duỗi thẳng. Mẹ hãy từ từ nâng đầu trẻ lên, nếu có hiện tượng co cứng, cẳng chân trẻ gập vào đùi, đùi gập vào bụng thì bố mẹ cần đưa bé đi kiểm tra ngay vì rất có thể bé đã bị viêm màng não.
Phát ban
Phát ban trên da cũng là dấu hiệu viêm màng não ở trẻ. Khi thấy trên da trẻ nổi mẩn đỏ, bố mẹ hãy lấy một cốc thủy tinh sạch rồi ấn nhẹ chiếc cốc lên vùng da phát ban của trẻ. Bố mẹ cứ ấn chiếc cốc như vậy cho đến khi da bé chuyển sang màu nhạt. Nếu vết ban biến mất hoặc mờ đi thì không phải do viêm màng não. Nhưng nếu khi ấn, vết ban vẫn có thể nhìn rõ qua thành cốc thì đó là do viêm màng não. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, thử nghiệm này không phải chính xác 100% nên tốt nhất, bác sỹ sẽ khám và chẩn đoán bệnh này.
Phòng chống cách nào?
– Bố mẹ nên đưa bé đi tiêm vắc xin ngừa hai vi khuẩn Haemophilus influenzae và Pneumococcus thường gây bệnh viêm màng não.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng cho trẻ, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, xịt rửa mũi bằng các dung dịch vệ sinh mũi họng thông thường.
– Chú ý vệ sinh nơi ăn ở của trẻ, đảm bảo luôn thông thoáng, sạch sẽ.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc chỗ đông người. Trong trường hợp buộc phải cho trẻ đến nơi công cộng như bệnh viện, nên cho trẻ đeo khẩu trang để hạn chế sự lây lan.
– Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức về căn bệnh Viêm màng não để từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời nếu thấy con em mình xuất hiện những dấu hiệu trên.
Theo Phụ nữ Thủ đô
Xem thêm: 2 TƯ THẾ NGỦ rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị CÒI XƯƠNG, CHẬM PHÁT TRIỂN, bố mẹ thấy con nằm như vậy thì nhớ chỉnh lại ngay nhé!
Nếu thấy con nằm ngủ với 2 tư thế này, cha mẹ nên thay đổi tư thế cho con ngay lập tức.
Xương trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tương đối mềm. Nếu trẻ nằm nghiêng về 1 bên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Trên thực tế, không phải trẻ nào cũng ý thức được tư thế của mình khi ngủ.
Vì thế, khi thấy con ngủ mẹ cần tránh 2 tư thế ngủ dưới đây vì có thể ảnh hưởng đến xương của bé, thậm chí khiến bé chậm phát triển hơn bình thường.
1. Nằm nghiêng về bên trái
Nếu bé nhà bạn đang nằm nghiêng về bên trái sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bởi vì trái tim nằm bên trái của lồng ngực, nếu bé nằm bên trái sẽ vô tình tạo áp lực lên trái tim. Về lâu dài sẽ gây hại.
Nằm nghiêng về bên trái còn có thể khiến trẻ khó cựa quậy, bị tê tay…
Vì thế, nếu thấy con nằm nghiêng về bên trai bố mẹ cần thay đổi tư thế lại cho con về bên phải và luân phiên.
2. Tư thế nằm sấp
Chổng mông sấp mặt là tư thế mà hầu hết trẻ sơ sinh đều thích bởi trước đó khi còn nằm trong bụng mẹ các mẹ đã nằm như thế. Tuy nhiên, tư thế này rất nguy hiểm với trẻ, dễ dẫn đến nghẹt thở, đặc biệt khi trên giường có nhiều vật dụng khác có thể chặn đường thở của bé. Trên thực tế đã có trẻ bị tử vong do tư thế nằm này.
Về lâu dài tư thế ngủ này có thể dẫn đến sự chậm phát triển thể chất của trẻ. Khi bé cong chân đề ngủ, chân luôn ở trạng thái cong, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của xương chân, không hề có lợi nếu mẹ muốn bé có đôi chân dài “miên man”. Từ đó chân bé có thể trở nên xấu xí, chân chữ O.
Trên đây là 2 tư thế ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển xương cũng như sức khỏe của bé nhất, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có phương hướng xử trí đúng nhất nếu bé thường xuyên ngủ ở 2 tư thế ngủ này.
Theo Phụ nữ Thủ đô